Bảo tồn nét đẹp thi đấu cờ người

Cờ người là một trong số những trò chơi dân gian đặc sắc diễn ra trong các dịp lễ hội của Việt Nam, không đơn thuần là bộ môn thể thao giải trí mà còn là môn thể thao trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc.

Trên địa bàn Thủ đô, cùng với Lễ hội chùa Hương kéo dài đến tháng 3 âm lịch, dịp này còn có những lễ hội đậm chất dân gian, vẫn bảo tồn và phát huy được nhiều nét đẹp truyền thống, với những hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Một trong số đó là những ván cờ người ở hội làng Chuông, tại xã Phương Trung thuộc huyện ngoại thành Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km.

Làng Chuông không chỉ nổi tiếng về nghề làm nón truyền thống, mà còn được biết đến với lễ hội quy mô của làng được diễn ra vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm. “Mồng mười đi chợ Chuông chơi. Xem đánh cờ người, xem thổi cơm thi”, câu ca dao xưa đã minh chứng cho truyền thống lâu đời của những hoạt động văn hóa thể thao mỗi dịp hội làng ở đây.

Ông Lê Xuân Trường - Ban tổ chức Lễ hội làng Chuông (Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết: "Tất cả đều vì trách nhiệm với làng xã, chúng tôi đã cùng chung tay để tổ chức thành công các lễ hội".

Thủ đô Hà Nội được coi là cái nôi của cờ tướng Việt. Và cờ người là trò chơi dân gian theo luật cờ tướng, mang đậm tính chất trí tuệ. Với 16 “quân cờ” là nam và 16 “quân” còn lại là nữ trên một bàn cờ tướng thường vẽ ở sân đình hoặc không gian sinh hoạt chung. Hai người chơi cờ sẽ đứng trong sân trực tiếp chỉ đạo từng quân cờ di chuyển. Mỗi cuộc thi cờ là một cuộc đấu trí, đấu lực và cả tốc độ.

Trải qua thời gian, cờ người vẫn luôn giữ nét đẹp truyền thống của một trò chơi dân gian trí tuệ, thể hiện tinh thần thượng võ và ý nghĩa truyền thống sâu đậm là lý do khiến trò chơi dân gian này vẫn đang có sức sống lâu bền trong đời sống dân dã.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.

Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.

Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.

Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất bảo tồn tại chỗ hai chiếc thuyền cổ được tìm thấy tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Sau thời gian tạm hoãn, lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ diễn ra từ 14h ngày 6/5 đến ngày 10/5 tại Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.

Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.