Nam Từ Liêm gìn giữ nét đẹp hội làng
Trong dòng chảy lễ hội của quê hương, đất nước, những hội làng được tổ chức vào ngày xuân luôn là nét văn hóa riêng biệt. Đó không chỉ là nơi thể hiện niềm ngưỡng vọng của thế hệ hôm nay với các bậc tiền nhân đã có công với làng, với nước, mà còn mang theo niềm hân hoan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu trong làng gác lại tất bật, bộn bề công việc của nhịp sống mưu sinh thường nhật, chung tay gìn giữ nếp làng.
10 năm rồi, người dân phường Phương Canh (quận Nam Từ Liêm) mới lại được sống trong không khí của những trận cờ người. Ông Hoàng Ngọc Minh năm nay vinh dự được lựa chọn ở vị trí tổng ông, ngồi trên để cầm quân cùng với một tổng bà.
Ông Minh chia sẻ: "Để được chọn làm tổng ông và tổng bà trong lễ hội cờ người của làng có những tiêu chuẩn rất khắt khe. Thứ nhất là yêu cầu gia đình hạnh phúc, con cháu ngoan ngoãn, chấp hành tốt nội quy pháp luật và gia đình phải êm ấm, làm ăn thuận hòa".
Cờ người là một trong những trò chơi dân gian đặc sắc phổ biến khắp các làng quê Việt Nam thời phong kiến và thường diễn ra trong các dịp lễ hội, tuy nhiên ngày nay đã dần bị mai một. Nét cờ người của Hòe Thị (phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm) khác với những nơi khác: quân cờ ăn mặc theo cung cách cung đình Huế, di chuyển chứ không cố định. Để chơi được cờ người, yêu cầu các kỳ thủ phải có khả năng bao quát rất lớn.
Kỳ thủ Phạm Xuân Diệu cho biết: "Một bàn cờ người khó nhất là tầm bao quát của kỳ thủ. Có thể bàn cờ sẽ rất lớn nên đòi hỏi là kỳ thủ phải có tầm nhìn và có một trí nhớ tốt để có thể điều khiển những quân cờ đi sao cho chính xác những vị trí cần đi và có một kết quả tốt".
Cờ người tại hội làng là nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân địa phương. Do đó, công tác gìn giữ bảo tồn và truyền nối được các địa phương đặc biệt chú trọng.
Hội làng khép lại những vất vả lo toan của năm cũ để thắp lên cho mỗi người những ước vọng tốt đẹp. Không khí trang trọng của phần lễ và náo nức trong các phần hội đã giúp cho mỗi người cảm nhận sâu sắc sự thiêng liêng mà gần gũi của hai tiếng “quê hương”. Đây là nguồn lực khơi dậy sức mạnh cộng đồng, tạo nên những giá trị mới trong đời sống kinh tế - xã hội và góp phần xây dựng quê hương văn minh, hiện đại.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0