200 tác phẩm hội họa về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” là sân chơi ý nghĩa để các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Sau hai tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 200 tác phẩm hội họa với các chất liệu đa dạng từ sơn dầu, lụa, khắc gỗ, bút sắt đến acrylic và màu nước. Đối tượng tham gia dự thi đa phần là các bạn trẻ, người yêu hội họa và họa sĩ cả nước.

Sinh viên Nguyễn Hữu Hải, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, chia sẻ: "Tham quan Văn Miếu một vòng, em thấy những góc nhỏ ở Văn Miếu rất là đẹp và trường tồn theo năm tháng. Cuối cùng em tìm lại từng góc từng góc một và em vẽ tranh đặt tên là Thuở ấy".

Sinh viên Nông Thị Quỳnh Nha, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, cho biết: "Các chất liệu hiện tại thì mọi người đã làm rất nhiều rồi, mình muốn tìm một cái gì đó độc đáo hơn, thì mình sử dụng những miếng ghép hình để có thể tạo hình và lăn lên và in lên đó".

Các tác phẩm dự thi thể hiện sự đa dạng về góc nhìn, câu chuyện, ý tưởng cũng như chất liệu biểu đạt. KTS Bùi Thanh Việt Hùng, thành viên BGK cuộc thi, cho biết: "Các tác giả trẻ gửi đến rất nhiều tác phẩm với nội dung ý tưởng khác nhau và được thể hiện với những chất liệu đa dạng từ sơn dầu, màu nước, tranh khắc gỗ đến các chất liệu đồ họa đen trắng. Có thể nói, cuộc thi rất đa dạng về chất liệu và bố cục hình tượng nghệ thuật".

Cuộc thi là cơ hội để các bạn sinh viên, họa sĩ trẻ và những người yêu thích nghệ thuật hội họa phát huy được tài năng, khả năng sáng tạo và lan tỏa niềm đam mê hội họa cũng như tình yêu với di sản văn hoá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5

Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.

Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.