Độc đáo Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Tọa lạc ngay mặt đường Đại lộ Thăng Long, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam được khởi công xây dựng từ năm 2019, đến nay đã cơ bản hoàn thiện giai đoạn 1, đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

"Ngay từ phía đầu ngoài, ở chính giữa là tháp Chiến Thắng cao 45m, tượng trưng cho năm 1945, Việt Nam dành được chính quyền. Ở bên cánh phải, chúng tôi có trưng bày các vũ khí, trang bị mà Pháp và Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Và ở phía cánh trái, chúng tôi có trưng bày, giới thiệu vũ khí mà quân và dân ta đã sử dụng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ở phần trưng bày này, chúng tôi cũng trưng bày theo chủ đề: không quân, hải quân, pháo binh, xe tăng…", tung tá Nguyễn Thị Lan Hương - Trưởng phòng tuyên truyền giáo dục Bảo tàng Quân sự Việt Nam, cho biết.

Tòa nhà chính của bảo tàng rộng hơn 23.000m2, cao 4 tầng. Nổi bật ở lối vào là chiếc máy bay “Én bạc” MIG-21 mang số hiệu 4324. Điều đặc biệt ấn tượng là chiếc MIG-21 khổng lồ này được treo lơ lửng với các sợi cáp kéo từ mái nhà, tạo cảm giác như đang xuất kích bảo vệ bầu trời Tổ Quốc. Thân máy bay được in hình 14 ngôi sao màu đỏ, tượng trưng cho 14 máy bay địch bị bắn hạ.   Đây cũng là 1 trong 4 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.

Được xây dựng ở vị trí mới, với quy mô rộng lớn, bảo tàng cũng được ứng dụng nhiều công nghệ để đa dạng loại hình thể hiện thông tin hiện vật. Khách tham quan có thể tìm hiểu lịch sử qua các sa bàn, mapping, quét mã QR và sử dụng dịch vụ thuyết minh tự động audioguide.

Bảo tàng là không gian trưng bày hiện vật lịch sử một cách trực quan, sống động, có khả năng tương tác cao với người dân và du khách nước ngoài tham quan. Cách làm mới của Bảo tàng cũng là cách tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ sau hiểu, thêm yêu và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó, có trách nhiệm để dựng xây đất nước ngày một phát triển.

Không gian trưng bày tại tầng 1 của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam được sắp xếp theo 6 chủ đề, theo tiến trình lịch sử, từ giai đoạn dựng nước, giữ nước, đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, và giai đoạn hòa bình, phát triển hiện nay.

Ngoài trưng bày các hiện vật, nơi đây còn tái hiện sinh động các sự kiện lịch sử thông qua các mô hình, sa bàn, mapping,…Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, phi công anh hùng Phạm Tuân đã điều khiển máy bay MIG-21 số hiệu 5121 bắn hạ máy bay B52 – biểu tượng của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ khi ấy. Năm 2012, chiếc MIG-21 số hiệu 5121 huyền thoại, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Hay như chiếc xe tăng 843 trong chiến dịch Hồ Chí Minh,  luôn dẫn đầu đội hình, phá vỡ các tuyến ngăn chặn của địch, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử. Ngày 30/4/1975, xe tăng 843 dẫn đầu đoàn quân húc đổ cổng Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc thiêng liêng của dân tốc ta, khi hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.

87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.

Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.