Nét đẹp văn hóa Lễ hội chùa Thánh Chúa
Giữa không gian phố thị sôi động, tấp nập, chùa Thánh Chúa nép mình giữa những khu giảng đường của Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1989, chùa Thánh Chúa là nơi lưu giữ câu chuyện lịch sử về Nguyên Phi Ỷ Lan, đồng thời còn là nơi gắn bó với tuổi thơ của vua Lê Thánh Tông. Lúc vua còn nhỏ, triều đình có biến cố, vua phải chạy lánh nạn, đổi áo, ở lẫn với tăng tiểu tại chùa.
Hòa trong nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật vui xuân của người dân, Lễ hội truyền thống chùa Thánh Chúa không chỉ là một hoạt động tín ngưỡng mà còn góp phần quan trọng trong sự phát triển văn hoá bền vững của địa phương.
Từ sáng sớm, bà Đỗ Thị Thảo (phường Dịch Vọng Hậu,quận Cầu Giấy) đã sắm sửa lễ để thắp hương tại chùa Thánh Chúa. Cứ vào ngày 25 tháng Giêng hàng năm, ngôi chùa này lại tổ chức Lễ hội tưởng niệm bà Nguyên Phi Ỷ Lan.
Bà Thảo chia sẻ: “Chùa này có từ thời vua Lý Công Uẩn và bà Nguyên Phi Ỷ Lan đi du hành qua và trú ngự, sinh hoàng tử ở đây. Chính vì vậy, chúng tôi luôn tôn vinh, tôn thờ với các bề trên để cầu mong được may mắn, bình an cho gia đình”.
Chị Trần Thu Thuỷ (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) hào hứng chia sẻ: “Chúng tôi có hẹn nhau từ 8 giờ sáng để chuẩn bị đồ lễ nhằm cầu mong bình an, sức khỏe cho tất cả mọi người”.
Chùa Thánh Chúa và hội chùa là một nét đẹp của di sản văn hoá, một dấu tích của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Lễ hội nhắc nhở mỗi người dân về truyền thống uống nước nhớ nguồn, đồng thời góp phần quảng bá tới đông đảo du khách về nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5
Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.
Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.
Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.
0