Đảm bảo thị trường BĐS lành mạnh, tránh tạo sốt đất
Các đại biểu bày tỏ ủng hộ dự thảo nghị quyết với đủ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn như tờ trình và báo cáo thẩm tra. Việc Quốc hội ban hành thêm nghị quyết này sẽ là cơ sở khơi thông nguồn lực, tăng thêm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Nếu nhìn nhận trong nghị quyết này, tôi cho rằng nếu áp dụng quy định của Điều 3 hoặc Điều 4 thì chắc chắn là chỉ đối với khu đô thị thôi. Cho nên không có câu chuyện chúng ta lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách đại trà, tràn lan để thực hiện nghị quyết này. Tôi cho rằng cách thiết kế này cũng khá hợp lý trên toàn quốc, rất chặt chẽ dự án nào, khu vực nào, nhất là phải gắn với kế hoạch đô thị”.
Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, cho rằng: “Mục đích làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản, thúc đẩy nguồn lực xã hội khác. Chúng tôi tha thiết đề nghị từ điều kiện, tiêu chí thí điểm, phạm vi điều chỉnh điều kiện và đối tượng áp dụng, thì chúng tôi đề nghị Khoản 3 Điều 4 bằng nghị quyết thì mang tính chất khả thi hơn và tốt hơn”.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, khi nghị quyết thông qua cũng cần có những nguyên tắc để có một thị trường bất động sản lành mạnh, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tránh tạo ra sốt đất, vi phạm pháp luật.
Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: “Điều 3, khoản 1, điểm b quy định “Dự án phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở”. Dự án nào chúng ta đánh giá phù hợp? Tôi đề nghị làm rõ dự án là dự án nào. Bởi vì sau này chúng ta không thực hiện được. Lúc đầu chỉ có ý tưởng của nhà phát triển bất động sản thôi, sau đó còn phải lập dự án theo Luật Nhà ở, lập dự án theo Luật kinh doanh bất động sản, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận nhà đầu tư theo dự luật đầu tư… rất nhiều, và như vậy thì sẽ tranh cãi với nhau việc này”.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu.
Sáng nay, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.


Chính phủ đã đồng ý đề xuất việc thành lập “Quỹ phát triển nhà ở Quốc gia”, nhằm kéo giảm giá nhà, lành mạnh hóa thị trường và giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp.
121 thửa đất tại các huyện Ứng Hòa, Thạch Thất, Mỹ Đức (TP. Hà Nội) sẽ được đưa ra đấu giá từ đầu tháng 5/2025, với mức giá khởi điểm từ 2,9 -18,6 triệu đồng/m².
Theo Quyết định số 2211 vừa được ban hành, Hà Nội sẽ có 237 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị được cập nhật trong giai đoạn 2021-2025 (đợt 5).
Nhà ở xã hội có thể thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó và chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khoảng 47% dự án chung cư tại Hà Nội đang ghi nhận đà giảm giá chuyển nhượng trong quý I/2025, song giá phân khúc này trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn rất cao, vượt xa thu nhập của người dân.
Hà Nội hiện vẫn còn 3 xã, phường chưa hoàn thành công tác đo đạc thực địa và đối soát bản đồ, gồm: An Khánh (huyện Hoài Đức), Kiến Hưng (quận Hà Đông), Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm).
0