Lập Quỹ nhà ở cần lo đủ nguồn vốn
Sau nhiều năm tiết kiệm, gia đình chị Nguyễn Nguyệt Ánh (Long Biên) quyết định tìm mua nhà để hoàn thiện giấc mơ an cư. Tuy nhiên, giá nhà đất tăng một cách phi mã trong thời gian qua đã khiến giấc mơ mua nhà của gia đình chị Ánh phải tạm gác lại.
“Sau một thời gian, vợ chồng tôi có tham khảo giá của căn chung cư cũng như là nhà trong ngõ nhỏ, chúng tôi nghĩ những phân khúc đó sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, giá cả sẽ hợp lý. Tuy nhiên sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi thấy giá phân khúc đó cũng rất cao và nằm ngoài khả năng của gia đình”, chị Nguyệt Ánh cho hay.
Quý I/2025, cơ cấu nguồn cung nhà ở vẫn mất cân đối nghiêm trọng, chủ yếu là phân khúc cao cấp. Giá bán trung bình căn hộ chung cư tại Hà Nội trung bình 70,2 triệu đồng/m2 và TP. Hồ Chí Minh là 71,8 triệu đồng/m2. Mức giá này gấp hơn 8 lần so với thu nhập bình quân của người lao động (ước tính khoảng 8,3 triệu đồng/tháng).
Việc lập Quỹ nhà ở quốc gia, phát triển nhà giá rẻ là định hướng được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra; các Bộ, ngành cũng đang nghiên cứu triển khai. Ngoài chính sách thì các nguồn lực tài chính để hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp cũng đang được đặt ra.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết: “Chúng tôi tiếp tục kiến nghị xem xét, sớm thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội và Chính phủ cũng cho phép phát hành trái phiếu để chúng ta có một nguồn vốn dài hơi, lãi suất thấp để chúng ta phát triển nhà ở xã hội đúng ý nghĩa của nó”.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, cần có sự đa dạng về nguồn vốn cho hoạt động xây dựng, phát triển cũng như quản trị quỹ nhà ở xã hội, từ đó tạo ra năng lực tài chính đủ mạnh bao gồm cả Nhà nước, xã hội, tư nhân, người mua cũng như của những nhà phát triển.
Các chuyên gia cũng đề xuất cơ chế đánh giá mức độ đóng góp và khả năng chi trả của các nhóm đối tượng để bảo đảm tính công bằng và đúng mục tiêu. Mô hình Quỹ nhà ở quốc gia là khả thi, nhưng cần thiết kế phù hợp với nguồn lực tài chính trong nước để bảo đảm hiệu quả lâu dài, bền vững.
Cụ thể, Nhà nước cần giữ vai trò trung tâm trong việc tạo lập, điều phối và vận hành, cùng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhằm tối ưu hóa nguồn lực.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng: “Với tính chất là một chương trình xã hội, nguồn vốn quốc tế cũng là một kênh quan trọng cần được tính đến. Việc tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các quỹ đầu tư phát triển đô thị hoặc nguồn vốn ODA sẽ giúp giảm áp lực lên ngân sách Nhà nước và đảm bảo nguồn lực dài hạn cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ”.
Duy trì nguồn quỹ ổn định, tránh tình trạng hết tiền cũng đang là vấn đề đặt ra. Trong dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, Bộ Xây dựng đề xuất Quỹ phát triển nhà ở quốc gia là quỹ tài chính do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì lợi nhuận, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phù hợp quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND thị trấn Phú Xuyên và xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) mới đây đã bị tạm đình chỉ điều hành để tập trung xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng.
Trong khi đất đấu giá vẫn hút khách, giá cũng đang bị đẩy lên khá cao so với mặt bằng chung, thị trường giao dịch đất nền lại đang trái ngược hẳn, cho thấy cơn sốt ảo vẫn chưa chấm dứt.
Do còn một số vướng mắc về pháp lý dự án nhà ở xã hội Bảo Ngọc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên vẫn chưa thể triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai và ảnh hưởng đến tiến độ chung của Thành phố.
Để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, đảm bảo trật tự xã hội, UBND Thành phố yêu cầu các địa phương áp dụng chính sách làm tốt việc hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về đất đai, Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị yêu cầu cần có cơ chế, chính sách phù hợp kiểm soát biến động giá đất, nhất là giá đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp.
Các cơ quan quản lý và chuyên gia đã đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng nhà tái định cư sang nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện GPMB vẫn còn nhiều vướng mắc về pháp lý cần sớm được tháo gỡ.
0