Chuyển đổi nhà tái định cư - giải pháp có, khó thực hiện
Khu tái định cư N01 - C17 nằm tại ngã tư Trần Thái Tông - Duy Tân (quận Cầu Giấy) sở hữu vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện, song tòa nhà bị bỏ hoang hàng chục năm nay. Được biết, dự án là nơi bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phục vụ việc mở rộng tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài và phục vụ di dân khu đô thị mới Cầu Giấy. Tuy nhiên, do gặp vướng mắc nên dự án chưa thể hoàn thiện trong khi người dân vẫn mong được vào ở.
Đối với khu nhà tái định cư Trần Phú ở quận Hoàng Mai, dù đã được hoàn thiện từ nhiều năm nay nhưng cũng đang trong cảnh bỏ hoang lãng phí.
Bà Nguyễn Thị Bích (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai) bày tỏ: “Khu nhà bị bỏ hoang như thế này xuống cấp rất nhanh. Chúng tôi mong Nhà nước có chủ trương xử lý sớm, nếu khu này được sử dụng nhiều gia đình được giải quyết nhu cầu về nhà ở”.
Hà Nội hiện có trên 4.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, thành phố Hồ Chí Minh có 10.000 căn. Tình trạng này cho thấy, vấn đề quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư chưa hiệu quả, gây lãng phí. Trước thực trạng trên, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng căn hộ tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội.
Ông Lê Văn Long, Chuyên gia bất động sản đánh giá: “Đây là giải pháp tạo ra được hai mục tiêu, một mũi tên trúng hai đích: khi vừa giải quyết được bài toán về lãng phí, vừa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở xã hội. Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, tham khảo nhu cầu người dân”.
Ông Phạm Thanh Tuấn, Chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng: “Chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội, tức là chuyển từ tài sản công sang tài sản tư, do vậy cần có cơ chế xác định về mặt tài sản sao cho phù hợp, minh bạch. Đối với nhà tái định cư bỏ hoang cần có sự khắc phục về mặt chất lượng để chuyển đổi công năng sử dụng, sẽ thu hút được người dân”.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng căn hộ tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội. Giải pháp này nếu được thực hiện sẽ thúc đẩy đề án xây dựng một triệu căn hộ nhà xã hội và giải quyết số lượng lớn nhà tái định cư bị bỏ hoang lãng phí nhiều năm qua.


Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về đất đai, Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị yêu cầu cần có cơ chế, chính sách phù hợp kiểm soát biến động giá đất, nhất là giá đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp.
Các cơ quan quản lý và chuyên gia đã đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng nhà tái định cư sang nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện GPMB vẫn còn nhiều vướng mắc về pháp lý cần sớm được tháo gỡ.
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Ứng Hoà tiếp tục phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 41 thửa đất tại thị trấn Vân Đình.
Trên thực tế, nhà tái định cư và nhà ở xã hội có những điểm guống và khác nhau như sau.
Hành vi tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở có thể bị phạt lên tới 400 triệu đồng. Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập trong Nghị quyết vừa được HĐND thành phố Hà Nội thông qua.
Chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi suất được điều chỉnh giảm đang tạo tâm lý tích cực cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang còn thiếu vốn.
0