Ba khó khăn lớn cản trở phát triển nhà ở xã hội
Vướng mắc đầu tiên phải kể đến là vấn đề quỹ đất. Đây cũng là trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp khi quyết định làm nhà ở xã hội. Dù có quy định địa phương cần chủ động bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Song thực tế, hầu hết doanh nghiệp đều phải “tự bơi”.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT CTCP đầu tư bất động sản toàn cầu GP.INVEST cho biết: “Quan trọng là chính quyền cấp tỉnh cần phải vào cuộc một cách thực sự. Từ chỗ quy hoạch, quy mô dự án, quy định chỗ nào làm nhà ở xã hội. Cái thứ hai là cần phải có lực lượng ngân sách vốn nhất định vào hạ tầng kĩ thuật của các khu vực để nối kết được các công trình dịch vụ xung quanh. Có như vậy, mảnh đất làm nhà ở xã hội mới trở nên đắt giá. Cần có kế hoạch phân định ở đâu là nhà ở xã hội nên làm và tập trung vào chỗ đó. Vì chúng tôi biết có những thành phố lớn mà bán nhà ở xã hội không phải là dễ”.
Vướng mắc thứ hai là quy trình thủ tục. Để làm nhà ở xã hội, doanh nghiệp phải hoàn thiện rất nhiều hồ sơ, giấy tờ. Một dự án có khi mất vài tháng, có khi là cả năm chỉ để lo thủ tục.
Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty xây dựng Lê Thành cho biết: “Câu chuyện nhà ở xã hội về pháp lý đã nói rất nhiều nhưng đến nay, tại sao nó vẫn nằm ở đó? Vậy chúng ta phải giải quyết tận nơi, đó là quy trình phải rõ ràng, thời gian giải quyết bao lâu, từng bộ phận như thế nào? Đừng để câu chuyện khi có nghị quyết rồi, có nghị định rồi nhưng các bộ phận chuyên môn, những chuyên viên lại mỗi người hiểu một cách khác nhau. Cũng như là những mấu chốt từng bộ phận giải quyết thủ tục cho chúng tôi lại tiếp tục mỗi nơi một chỗ kéo dài, thậm chí chúng tôi có thể vướng một chỗ rất nhỏ nhưng kéo dài 6 tháng, một năm là chuyện bình thường".
Vướng mắc thứ ba là về nguồn vốn. Mặc dù đã có gói tín dụng ưu đãi dành cho chủ đầu tư thực hiện dự án và người dân vay mua nhà ở xã hội, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, kết quả giải ngân gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng vẫn ở mức rất thấp, chưa tới 2%. Nguyên nhân được cho là do thủ tục xét duyệt còn khó khăn, qua nhiều cấp. Với chủ đầu tư, cần hoàn thành xong giải phóng mặt bằng mới được vay, cũng là một hạn chế.
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế cho biết: "Chúng tôi tiếp tục kiến nghị là chính phủ cần phải sớm xem xét thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội và chính phủ cũng cho phép phát hành trái phiếu để chúng ta có một lượng vốn dài hơi, lãi suất thấp, bền vững để chúng ta phát triển nhà ở xã hội đúng với nghĩa của nó".


Các ngành chức năng đang vào cuộc quyết liệt nhằm nâng cao số lượng căn nhà ở xã hội (NƠXH), qua đó đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp.
Trong thời gian tới, một số dự án nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội, một trong những địa phương đi đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội, sẽ tiến hành nhận hồ sơ.
Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội đề xuất: nâng mức lợi nhuận cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ 10% lên mức tối đa 13% trên tổng chi phí xây dựng dự án.
Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Trong đó có chính sách liên quan đến việc rút ngắn các thủ tục làm nhà ở xã hội.
Việc mua đất dự án tại các địa phương khá phổ biến, nhưng thực tế nhiều dự án chứa đựng không ít rủi ro. Sau đây là những lưu ý cần biết khi người dân mua đất tại các dự án.
Những tuyến đường mới thông xe ở Thủ đô không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn trở thành "đòn bẩy" thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt ở khu vực phía Tây.
0