Biệt thự, liền kề bỏ hoang Hà Nội tăng giá phi lý
Khu đô thị sinh thái Xuân Phương tọa lạc trên mảnh đất 38 ha tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm. Dù được triển khai xây dựng từ năm 2010, nhưng đến nay, nhiều biệt thự vẫn bỏ hoang lãng phí. Những tấm biển bán nhà, cho thuê mua đất xuất hiện tràn lan. Biệt thự đã hoàn thiện, phần thô xuống cấp, hoen gỉ; biệt thự chưa xây xong quây tôn, cỏ dại mọc um tùm. Tuy nhiên, giá bán vẫn tăng cao, hiện đang xấp xỉ 200 triệu đồng/m2.
Bà Phạm Thị Bình (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Tôi thấy mức giá 200 triệu đồng là quá cao so với mức thu nhập của công nhân viên chức, lao động bình thường.”
Tại khu đô thị Dương Nội (phường Dương Nội, quận Hà Đông). Dự án được khởi công từ năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng. Dù cảnh quan, đường xá, hệ thống đèn chiếu sáng và các hạng mục đã đầy đủ nhưng lượng cư dân chuyển về ở lại rất ít. Những căn biệt thự, liền kề bị bỏ hoang nhiều năm. Tuy nhiên, giá bán không có dấu hiệu chững lại, thời điểm cao nhất đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Thực tế, hầu hết các biệt thự, liền kề bỏ hoang tại Hà Nội đều trên đà tăng giá, thậm chí là tăng cấp số nhân, từ 2 đến 3 lần so với thời điểm mở bán. Điều này đã gây ra nhiều lo ngại và sự hoài nghi cho các nhà đầu tư.
Chị Đinh Thị Thu Hằng (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) cho hay: “Những căn biệt thự này tăng quá ảo, bị thổi phồng lên do môi giới. Bản thân tôi sẽ không lựa chọn mua những căn biệt thự bị bỏ hoang như vậy. Nếu đã bỏ hoang như vậy, tiện ích xung quanh sẽ không có và sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để tu sửa lại”.
Theo các chuyên gia, việc tăng giá của bất động sản trong thời gian qua cho thấy sự phi lý của thị trường. Một phần nguyên nhân được đưa ra là do bộ phận môi giới, phần lớn được cho là do tâm lý “còn đất, còn của” của người dân nên nhu cầu mua đất giữ tiền đã khiến cho giá liền kề, biệt thự tăng mạnh dù ở các khu vực được đầu tư tiện ích một cách đồng bộ.
Ông Lê Văn Long - Chuyên gia bất động sản cho biết: “Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến là chiêu trò thổi giá của một bộ phận môi giới đầu cơ. Ngoài ra, chúng ta cũng phải nhắc đến câu chuyện tâm lý đầu tư, giữ tài sản khiến nhiều người mua bất động sản nhưng không ở, chờ giá tăng. Những điều này dẫn đến lạm phát giá nhà, nhiều biệt thự bị bỏ hoang”.
Thực tế cho thấy, dù không có nhiều lợi thế về kết nối hạ tầng, hay tiện ích, nhưng những dự án cũ, bỏ hoang nhiều năm nay nhưng vẫn được người dân tìm kiếm và giao dịch khá sôi động trong thời gian qua. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều vướng thủ tục pháp lý nên mới rơi vào tình trạng bỏ hoang. Vì thế, người mua nhà cần thận trọng trước khi quyết định đầu tư tại những dự án như vậy.


Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội - Chi nhánh số 06 cho biết, trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 200 hồ sơ thực hiện thủ tục xác nhận điều kiện nhà ở.
Giá nhà đất hiện vượt quá xa so với thu nhập của người lao động khiến giấc mơ an cư tại những đô thị lớn ngày càng xa vời.
Dự án nhà ở tái định cư N01 - D17 phố Duy Tân nằm tại vị trí đắc địa thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội), hiện đang bị bỏ hoang hàng chục năm nay, gây lãng phí.
Được giới thiệu tới thị trường vào tháng 2/2022, nhưng đến nay dự án nhà ở xã hội 4-6-8 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu của việc thi công.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương báo cáo tình hình ban hành văn bản pháp luật liên quan đến xác định giá đất cụ thể, cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Dù giá tăng một cách phi lý nhưng nhu cầu mua biệt thự liền kề tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vậy, làm thế nào để mua biệt thự liền kề với tiềm năng sinh lời cao trong thời gian ngắn nhất và an toàn nhất?
0