Nhà siêu mỏng, siêu méo làm xấu đường Nguyễn Tuân

Hàng loạt nhà siêu mỏng, méo mó xuất hiện sau thu hồi đất phục vụ Dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, điều này không chỉ làm xấu hình cảnh đô thị mà đang cản trở công tác thi công xây dựng.

Nhà siêu mỏng, siêu méo lại xuất hiện tại Dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, dù UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61 từ cuối năm 2024 yêu cầu người đứng đầu các đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng này.

Ba ngôi nhà sau cắt xén, mở rộng đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân có diện tích còn lại chỉ khoảng 5 - 6m² nhưng vẫn được xây dựng thành nhà hai tầng. Dọc dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân dài hơn 700m cũng còn xuất hiện hàng chục ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo khác.

Một ngôi nhà hình tam giác trên trục đường này có một cạnh chỉ hơn 30cm, diện tích khoảng 6m², nhưng không hiểu bằng cách nào vẫn được chủ nhà xây dựng và hoàn thiện.

Ông Đinh Văn Điện (quận Thanh Xuân) cho biết: “Chúng tôi là những người dân đang sống tại đây và mong muốn đô thị luôn xanh, sạch, đẹp và đường rộng để việc lưu thông dễ dàng. Rất mong chính quyền địa phương có biện pháp xử lý tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo trên tuyến đường để đảm bảo mĩ quan đô thị".

Nếu quận Thanh Xuân xử lý dứt điểm thì đã không để tái xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo. Thực tế này cũng cho thấy những bất cập, thiếu sót trong công tác giải phóng mặt bằng tại dự án này.

Theo Quyết định số 61 của UBND thành phố, từ ngày 7/10/2024, mảnh đất sau thu hồi có diện tích dưới 15m², mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng là 3m sẽ không được phép tồn tại mà phải hợp thửa, hợp khối với các diện tích liền kề - hoặc giao lại cho địa phương quản lý.

Luật sư Đỗ Quang Hưng - Công ty Luật TNHH Lawpro phân tích: "Sau khi các đơn vị chức năng đã thực hiện cũng như ban hành quyết định thu hồi đất, trách nhiệm còn lại thuộc về phía cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương, cụ thể là UBND quận Thanh Xuân và phường quản lý tại nơi đó. Tình trạng xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo như vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước họ cũng phải biết, chứ không thể bỏ qua việc đó. Ở đây có thể xem xét trách nhiệm của các cơ quan này. Một là họ thiếu trách nhiệm, hai là họ cố tình làm ngơ".

"Siêu mỏng, siêu méo" là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Đáng nói, những "sản phẩm méo mó" như thế hầu hết đều nằm ở mặt đường, gây phản cảm, thiếu mĩ quan đô thị; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi kết cấu hạ tầng không đảm bảo và phá vỡ quy hoạch đô thị.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội khẳng định: “Việc làm nhà siêu mỏng, siêu méo không phải là câu chuyện mới nhưng cách làm cũ để lại quá lâu thể hiện sự trì trệ của bộ máy quản lý. Thậm chí khi có các giải pháp đã được học tập từ quá khứ phát triển đô thị Hà Nội cũng như các kinh nghiệm phát triển đô thị quốc tế nhưng tình trạng không thay đổi. Đây là thời điểm chúng ta cần chấm dứt việc lãng phí không gian, tài nguyên, thời gian và cơ hội phát triển cho thành phố của chúng ta".

Đất không còn đủ diện tích sẽ kiên quyết không cho xây dựng nhà. Mặt khác, cơ quan chức năng cũng cần thu hồi những diện tích đất còn lại ngay từ khi lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Có như vậy mới ngăn chặn được sự tái diễn của nhà siêu mỏng, siêu méo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.