Hỗ trợ BĐS công nghiệp vượt qua thách thức thuế quan

Mặc dù Mỹ hoãn áp thuế 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong 90 ngày, nhưng tác động đến bất động sản công nghiệp là không hề nhỏ.

Các chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội để Việt Nam nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những năm gần đây, dòng vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước.

Năm 2024, hơn 29% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chủ lực là các mặt hàng: điện tử, dệt may, da giày, gỗ và thủy sản. Nếu Mỹ áp thuế sẽ khiến sức hút FDI vào BĐS công nghiệp sụt giảm... Nhiều lĩnh vực kinh tế cũng bị ảnh hưởng và Chính phủ đã có những phản ứng rất kịp thời.

Ông Bruno Jaspaert - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết: “Chúng ta có thể thấy, Việt Nam rất chủ động, có những phản ứng nhanh. Chỉ trong vài tiếng đầu sau khi Mỹ thông báo, Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp lãnh đạo cấp cao về vấn đề này và trao đổi trực tiếp với các đối tác của mình tại Mỹ và đưa ra các đề xuất rất rõ ràng, mang tính xây dựng để giảm thuế cũng như là tổ chức các đối thoại tiếp theo với Mỹ. Điều này cho thấy sự kiên quyết và nhanh chóng của Chính phủ Việt Nam”.

Chiến tranh thương mại đang đặt ra những thách thức mới cho nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam điều chỉnh chính sách phù hợp với bối cảnh phát triển mới. Yêu cầu đặt ra là ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng cần chủ động ứng phó để vượt qua khó khăn, phát triển bền vững.

Hà Nội là địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp. 70% ngành xuất khẩu mũi nhọn của thành phố xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đầu tháng 4 vừa qua, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị, tập hợp kiến nghị của các doanh nghiệp, chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp để chủ động các giải pháp hỗ trợ, ứng phó với chính sách thuế quan mới. Trong đó những đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ tiếp cận tín dụng đã được đưa ra… Bên cạnh đó là việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chuỗi cung ứng và phát triển thị trường nội địa.

“Mỹ chiếm 13% tổng kim ngạch thương mại thế giới. Vẫn còn 87% các đối tác thương mại khác vẫn muốn theo quy tắc mà và giao thương thương mại. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đang thương thảo thêm các hiệp định thương mại, thúc đẩy sự phát triển thương mại cùng với các đối tác FTA, với các đối tác thương mại FTA trong tương lai và giảm thuế quan, giảm những rào cản thuế quan với những vùng khác trên thế giới bao gồm cả trên các thị trường đơn lẻ", Ông Bruno Jaspaert cho biết thêm.

GS.TS Hoàng Văn Cường - Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho hay: "Cơ hội đầu tiên là từ việc dịch chuyển đơn hàng, sản xuất và tiêu dùng sang các thị trường khác ngoài Mỹ. Khi hàng hóa vào Mỹ gặp rào cản thuế, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động chuyển hướng tìm kiếm thị trường mới, tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký như Hiệp định CPTPP, EVFTA để rộng cửa xuất khẩu. Hơn nữa, đây cũng là thời cơ để các doanh nghiệp trong nước cơ cấu lại mặt hàng. Những sản phẩm nào bị áp thuế hoặc có sức cạnh tranh yếu thì cần điều chỉnh, thay đổi cấu trúc, đầu tư công nghệ, gia tăng giá trị nội tại thay vì tiếp tục phụ thuộc vào lợi thế giá rẻ”.

Giảm chi phí sản xuất từ việc miễn giảm tiền thuê đất tại các khu công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tái cấu trúc. Chính phủ cũng đang chỉ đạo các địa phương bổ sung các quy hoạch khu, cụm công nghiệp; chú trọng đầu tư hạ tầng gắn với cải thiện môi trường đầu tư để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội - Chi nhánh số 06 cho biết, trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 200 hồ sơ thực hiện thủ tục xác nhận điều kiện nhà ở.

Giá nhà đất hiện vượt quá xa so với thu nhập của người lao động khiến giấc mơ an cư tại những đô thị lớn ngày càng xa vời.

Dự án nhà ở tái định cư N01 - D17 phố Duy Tân nằm tại vị trí đắc địa thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội), hiện đang bị bỏ hoang hàng chục năm nay, gây lãng phí.

Được giới thiệu tới thị trường vào tháng 2/2022, nhưng đến nay dự án nhà ở xã hội 4-6-8 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu của việc thi công.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương báo cáo tình hình ban hành văn bản pháp luật liên quan đến xác định giá đất cụ thể, cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Dù giá tăng một cách phi lý nhưng nhu cầu mua biệt thự liền kề tại Hà Nội vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vậy, làm thế nào để mua biệt thự liền kề với tiềm năng sinh lời cao trong thời gian ngắn nhất và an toàn nhất?