Khơi thông thị trường BĐS, gia tăng nội lực kinh tế
1.136 là số dự án bất động sản trên cả nước đang “đắp chiếu” vì gặp những vướng mắc về pháp lý và khó khăn về tài chính. Điều này kéo theo nhiều tỷ USD từ các dự án nằm bất động, liên đới tới nhiều lĩnh vực như vật liệu, tiêu dùng, nội thất, điện tử. Bất động sản đóng góp 7,62% GDP quốc gia, có tác động đến khoảng 40 ngành nghề khác nhau. Vì vậy, khơi thông được số dự án này sẽ tạo nguồn lực rất lớn cho nền kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng: "Chúng ta phải giải phóng nguồn lực, năng lực, không để nó có sự lãng phí, tốn kém. Hàng ngàn dự án với số tiền lên đến vài chục tỷ USD mà cứ nằm đó không thể triển khai. Đó là một sự lãng phí. Chúng tôi cho rằng với Nghị quyết 170, chúng ta đã giải quyết trực diện vào những dự án đó để các dự án được tiếp tục chạy. Đó là một sự nỗ lực".
Trong bối cảnh chính sách thuế từ Mỹ có tác động rất mạnh đến nhiều lĩnh vực xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế 8% năm nay sẽ là thách thức. Do đó, hai trụ cột tăng trưởng còn lại là đầu tư và tiêu dùng cần được củng cố để lấp vào khoảng trống của xuất khẩu.
"Nếu chúng ta không dựa vào một khu vực có động lực, có tác động lan tỏa, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản thì chúng ta có thể khó để đạt mục tiêu tăng trưởng cao như đã đặt ra. Vì vậy, cần phải có một sự cương quyết, nỗ lực của các địa phương cũng như Chính phủ để tháo gỡ cho thị trường bất động sản" - Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khẳng định.
Còn theo Tổng Giám đốc Khối Đầu tư Chứng khoán – Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital Nguyễn Hoài Thu, những chính sách trực tiếp hỗ trợ cho nền kinh tế bao gồm nơi lỏng chính sách tiền tệ, tăng cường đầu tư công; thậm chí đẩy mạnh giải ngân đầu tư công hơn nữa là điều tốt, có thể kích thích nền kinh tế nội địa của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia, trước những diễn biến khó lường của kinh tế và thương mại thế giới, cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa, tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế. Trong đó, các lĩnh vực có yếu tố lan tỏa mạnh như bất động sản, đầu tư công nếu được khơi thông sẽ giúp gia tăng sức mạnh nội tại cho nền kinh tế.


Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.
Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.
Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
0