Siết chặt quản lý mua bán sang tay NƠXH sai quy định

Bên cạnh việc siết chặt quản lý đến từ các đơn vị chức năng, người dân cũng cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin liên quan đến mua bán nhà ở xã hội để tránh “tiền mất tật mang”.

Cách đây khoảng một tháng, trên mạng xã hội đăng nhiều thông tin rao bán nhà ở xã hội tại dự án NHS Trung Văn, nằm trên đường Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm). Khi đó, phóng viên đã liên hệ và được môi giới giới thiệu một căn nhà ở xã hội diện tích 69m² với giá rao bán là hơn 3,8 tỷ đồng, tương đương khoảng 50 triệu đồng/m². Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình trạng này đã không còn xuất hiện. Khảo sát trên các trang mạng xã hội, giao dịch BĐS, các bài đăng bán nhà ở xã hội tại đây cũng không xuất hiện và chỉ còn một số bài đăng cách đây vài tháng.

Có thể thấy rằng, hiện nay nhiều chủ nhà đã quay xe không bán các căn nhà ở xã hội tại dự án này. Điều này cho thấy những giải pháp siết chặt quản lý từ các ngành chức năng đang phát huy hiệu quả.

Nhà ở xã hội chỉ được bán cho đúng đối tượng được thụ hưởng. Việc sang tên khi đủ 5 năm đi vào sử dụng đã được quy định rõ ràng trong Luật Nhà ở 2023. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã siết chặt những vấn đề còn tồn tại liên quan đến nhà ở xã hội.

Đặc biệt, từ tháng 3 năm nay, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề nghị công an Thành phố tăng cường chỉ đạo công an cấp xã (nơi có dự án nhà xã hội) rà soát, xử lý môi giới lợi dụng nhận kê khai, nộp hồ sơ mua/thuê/thuê mua trái quy định pháp luật. Do vậy, tình trạng mua bán nhà ở xã hội trái quy định đã cơ bản được ngăn chặn.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho biết: "Hiện nay, nhu cầu nhà xã hội rất lớn, tuy nhiên việc chưa thỏa mãn được cung - cầu cũng dẫn đến các hành vi lợi dụng chính sách, tiêu chuẩn để thực hiện mua đi bán lại nhà ở xã hội. Vừa qua Hà Nội vào cuộc rất quyết liệt nên việc này đã giảm đi trông thấy".

Bên cạnh việc siết chặt quản lý đến từ các đơn vị chức năng, người dân cũng cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin liên quan đến mua bán nhà ở xã hội. Đặc biệt là việc chào mời mua bán các suất ngoại giao hoặc nhận hỗ trợ làm hồ sơ. Điều này rất dễ tiềm ẩn nguy cơ “tiền mất tật mang”.

Hiện nay, Hà Nội đang triển khai một loạt dự án nhà ở xã hội. Trong năm nay dự kiến hoàn thành 8 dự án với khoảng 4.670 căn và khởi công 6 dự án với hơn 10.200 căn. Thành phố cũng chấp thuận chủ trương đầu tư cho 6 dự án mới, quy mô 10.500 căn để bổ sung nguồn cung cho các năm tiếp theo. Thủ tục mua nhà ở xã hội cũng được đăng tải công khai với điều kiện rõ ràng, người dân cần nắm rõ để thực hiện, tránh mắc bẫy bởi các đối tượng lừa đảo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà ở xã hội có thể thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó và chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khoảng 47% dự án chung cư tại Hà Nội đang ghi nhận đà giảm giá chuyển nhượng trong quý I/2025, song giá phân khúc này trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn rất cao, vượt xa thu nhập của người dân.

Hà Nội hiện vẫn còn 3 xã, phường chưa hoàn thành công tác đo đạc thực địa và đối soát bản đồ, gồm: An Khánh (huyện Hoài Đức), Kiến Hưng (quận Hà Đông), Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm).

Nhiều “chợ đất” đã được hình thành ngay sau khi Hà Nội công bố thông tin về việc triển khai tuyến Metro số 5, qua đó xuất hiện lời mời chào quen thuộc: “Mua nhanh không mất cơ hội, giá đang tăng lên hàng ngày”, khiến không ít người mua mắc bẫy.

Nhằm khắc phục những tồn tại về phòng cháy chữa cháy đối với chung cư mini, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà trọ), UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản 427 Hướng dẫn thực hiện.

Thành phố Đà Nẵng đã thông qua danh mục các khu đất sẽ thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, qua đó triển khai các dự án khu đô thị trên địa bàn thành phố trong năm 2025 và 2026.