Ứng xử có văn hóa với Hồ Gươm | Hà Nội tin mỗi chiều

Hồ Gươm là một trong những không gian văn hóa lịch sử với nhiều di tích nổi tiếng của Thủ đô. Vì vậy, việc đưa những gian hàng trưng bày, dịch vụ đời sống hay những sự kiện ca nhạc cần phải phù hợp với không gian văn hóa của Hồ Gươm. Để người dân được hưởng những giá trị văn hóa cốt lõi từ không gian phố đi bộ Hồ Gươm, chứ không phải đến đó để lạc vào những phiên chợ nhếch nhác, ồn ào.

Việc TP Hà Nội tạo nên một không gian phố đi bộ xung quanh Hồ Gươm đã giúp người dân Hà Nội và du khách trong và ngoài nước có thêm một không gian công cộng, một địa điểm tham quan, giao lưu, nghỉ ngơi lý tưởng. Nhưng không gian văn hóa ấy đang dần bị biến tướng. Thậm chí đến mức, có lúc không gian Hồ Gươm bị ví như một cái “chợ trời lớn”.

Những ngày vừa qua rất nhiều người dân và báo chí đã đồng loạt lên tiếng về sự bát nháo trong nhiều hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm. UBND quận Hoàn Kiếm cũng đã có văn bản gửi Sở Văn hóa -Thể thao Hà Nội  đơn vị chịu trách nhiệm cấp phép các hoạt động trên phố đi bộ Hồ Gươm. Văn bản đề cập một loạt vấn đề, từ việc cấp phép tổ chức các gian hàng không phù hợp đến việc các giải chạy bộ vào ban đêm hay việc sử dụng loa công suất lớn tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Việc tổ chức giải chạy đêm lúc ba giờ sáng bật nhạc ầm ĩ khiến người dân mất ngủ, hay việc sử dụng loa công suất lớn tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục chưa đáng sợ bằng việc ô nhiễm tiếng ồn liên tục Khắp khu vực quanh Hồ Gươm. Coc không ít cư dân quanh đây đã phải bán nhà để đi nơi khác sau khi không chịu nổi ô nhiễm tiếng ồn, khi mà hàng quán nào cũng phát loa thùng, đi vài bước lại gặp một loa kẹo kéo đủ loại. Ô nhiễm tiếng ồn kéo dài từ 19h tối thứ Sáu đến tận 24h Chủ Nhật. Hồ Gươm thực sự ồn ào, xô bồ và mất đi hoàn toàn ý nghĩa của phố đi bộ.

Có thời điểm, Hồ Gươm trở thành một cái chợ trời lớn. Tràn lan người bán rất nhiều loại đồ ăn vặt như nem chua, bánh tráng, giò chả... Nhiều hàng bật bếp gas rán thực phẩm ngay tại chỗ rất nhếch nhác. Hay những gian hàng treo bán quần áo kém thẩm mĩ, lòe loẹt. Giờ đây, khi tới phố đi bộ Hồ Gươm cảm tưởng chỉ thấy người chen người, chẳng còn chỗ nào để thư giãn.

Không gian văn hóa Hồ Gươm là quần thể văn hóa, lịch sử, kiến trúc, gồm: đền Ngọc Sơn, Tháp bút đài nghiên, đền Bà Kiệu, tháp Hòa Phong, đền thờ Vua Lê, di tích Bắc Bộ phủ, Tượng đài Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh... Do vậy, đưa những gian hàng trưng bày, dịch vụ đời sống đặt trong không gian phố đi bộ phải rất thận trọng để làm sao phù hợp với không gian văn hóa của Hồ Gươm. Hãy để người dân được hưởng những giá trị thật, những giá trị văn hóa cốt lõi từ không gian phố đi bộ Hồ Gươm, chứ không phải đến đó để lạc vào những phiên chợ nhếch nhác, ồn ào.

Đã đến lúc cần phải có quy hoạch và quản lý khoa học với tầm nhìn và cách tiếp cận văn hóa rộng và sâu sắc, trả lại không gian đẹp và quyến rũ, không chỉ cho phố đi bộ Hồ Gươm mà cho nhiều quần thể di tích của Thủ đô.

Bản thân khu vực Hồ Gươm nói riêng và các quần thể di tích của Hà Nội đã là những cảnh quan văn hóa có giá trị vật chất và phi vật chất từ lâu đời. Ngày nay khai thác và sử dụng các quần thể này là giữ gìn và phát huy những giá trị đó một cách khoa học với lòng trân trọng, và bắt đầu từ ý thức của từng người, từ nhà quản lý đến mỗi người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.

Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.

UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.

377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.

Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.