Từ giao thông xanh đến đô thị xanh | Hà Nội tin mỗi chiều
Người qua lại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội đã quen thuộc với hình ảnh dãy xe đạp cộng cộng được bố trí trên vỉa hè, có màu xanh dịu mắt. Xe đạp công cộng xuất hiện trong nhiều sự kiện lớn, đặc biệt gần đây nhất là chuyến đạp xe đi dạo của Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Hà Lan trên một số con phố của Thủ đô.
Dự án xe đạp công cộng tại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24/8 với 79 điểm trạm và 1.000 phương tiện, giá vé lượt 30 phút là 5.000đ. Tính đến ngày 09/11, có khoảng 110.000 tài khoản đăng ký sử dụng, tổng số chuyến đi là gần 144.000 chuyến, tổng số giờ thuê xe là gần 129.000, tổng quãng đường di chuyển hơn 900.000 km. Trung bình mỗi ngày có 1.649 chuyến đi với thời gian di chuyển bình quân là 52 phút.
Xe đạp công cộng mới hoạt động chính thức tại Hà Nội được gần ba tháng, còn tại thành phố Hồ Chí Minh đã được thí điểm từ ngày 16/12/2021. Tính đến hết tháng 10 năm nay, dịch vụ xe đạp công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 300.000 người đăng ký, tổng lượt đi là gần 476.000 chuyến. Dịch vụ đang hướng đến đúng nhóm đối tượng người đi làm, sinh viên. Dịch vụ xe đạp công cộng cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ và TP.HCM trong việc phát triển giao thông xanh, giảm phát thải.
Việc sử dụng phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường nhằm hướng tới một hệ thống giao thông hội tụ các điều kiện thông suốt, trật tự, an toàn, tiêu hao ít năng lượng và ít ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đô thị xanh. Việt Nam nói chung và các đô thị lớn như Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng và quá tải hạ tầng giao thông. Ô nhiễm từ giao thông đô thị là tác nhân ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường sống, đặc biệt là tới sức khỏe con người.
Tại Hà Nội, xe mô tô, xe gắn máy chiếm đến 95% về số lượng phương tiện lưu thông trên đường, mặc dù chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng lại thải ra tới 94% lượng khí thải trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân tác động xấu trực tiếp tới sức khoẻ của người dân. Nhiều người tham gia giao thông chưa có thói quen bảo dưỡng phương tiện định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Với mật độ các loại phương tiện giao thông cao, chất lượng các loại phương tiện giao thông kém và hệ thống đường giao thông chưa tốt, thải lượng ô nhiễm không khí từ giao thông vận tải đang có xu hướng gia tăng. Chính vì vậy, phát triển giao thông xanh là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Hà Nội đang phát triển các loại hình giao thông xanh để giảm ô nhiễm khí thải. Đó là các tuyến đường sắt đô thị, xe buýt điện, taxi điện và gần nhất là xe đạp điện… Tất cả đều hướng đến mội Hà Nội “xanh”.
Để xe đạp công cộng trở thành phương tiện đi lại thông dụng, trước hết và quan trọng nhất là phải tạo được môi trường an toàn, an ninh, từ đó mới thu hút người dân, du khách sử dụng xe đạp công cộng. Cần tạo ra những làn đường dành riêng, vị trí giao cắt cần được thiết kế để hỗ trợ xe đạp lưu thông hiệu quả, hợp lý. Để xây dựng được một Hà Nội văn minh, hiện đại, đáng sống với giao thông xanh, đầu tiên cần đến là chính sách. Các vấn đề như hạn chế xe cá nhân, đầu tư cho vận tải công cộng, phát triển xe chạy bằng nhiên liệu sạch, phổ biến xe đạp cộng cộng đều cần có chính sách rõ ràng, cụ thể và phù hợp. Thủ đô cần thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh vận tải công cộng hướng tới sử dụng nhiên liệu sạch; coi yếu tố xanh là một trong những tiêu chí bắt buộc trong việc cạnh tranh quyền khai thác các tuyến vận tải công cộng./.


Báo chí vừa tiếp tục phanh phui hàng loạt vụ việc làm giả, quảng cáo thổi phồng công dụng của các thực phẩm chức năng như sữa, thuốc hay kẹo rau củ.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
0