Thành phố chỉ đạo - Doanh nghiệp làm ngơ | Hà Nội tin mỗi chiều

Dù đã có chỉ đạo của cơ quan chức năng nhưng tình trạng thiếu nước, cắt nước luân phiên tại khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) vẫn chưa được cải thiện. Cuộc sống của gần 30.000 người dân nơi đây chưa hết khó khăn.

Suốt nhiều ngày qua, nhiều khu dân cư ở các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và các huyện Thanh Oai, Hoài Đức...bị mất nước sinh hoạt. Phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, người dân phải hàng ngày xách xô đi xin nước. Đỉnh điểm phải kể đến sự việc hàng nghìn người dân ở khu đô thị Thanh Hà trải qua ngày thứ 8 bị cắt nước, mọi sinh hoạt đảo lộn. Người dân quay quắt trong cảnh thiếu nước.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu  cầu lãnh đạo UBND huyện Thanh Oai cùng các đơn vị chức năng bằng mọi giá phải cung cấp nước cho cư dân khu đô thị Thanh Hà trong ngày 22/10. Nhưng đến hôm nay (23/10) tình hình nước sinh hoạt vẫn không có chuyển biến tích cực, đơn vị cung cấp nước vẫn làm ngơ. 

Để tiết kiệm nước sạch, nhiều hộ dân tại khu đô thị Thanh Hà cũng đã mang xô chậu ra hồ lấy nước về để xả nước nhà vệ sinh. Để thích ứng với tình cảnh thiếu nước, có gia đình đã thay đổi cả thói quen sinh hoạt. Thậm chí, người dân đã chuyển sang dùng bát nhựa và đũa sử dụng một lần.

Theo các nhà quản lý, nước sạch hiện nay chỉ đủ cấp cho khu vực đô thị và khoảng 80% nhu cầu của khu vực nông thôn ở Hà Nội. Trong thực tế đối với những nơi cấp nước sạch mà bị ô nhiễm thì cũng coi như không cấp nước. Hà Nội hiện vẫn còn 149 xã chưa được kết nối với mạng cấp nước của thành phố. Còn theo các chuyên gia, nguyên nhân căn bản của tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại một số khu vực của Hà Nội là tốc độ tăng dân số quá nhanh, trong khi hệ thống hạ tầng cấp thoát nước không theo kịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của hàng loạt các chung cư cao tầng ở các khu vực cuối nguồn, khu vực có địa hình cao khiến việc cung cấp nước sạch gặp khó. 

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: “Hà Nội cần đẩy nhanh các dự án cấp nước sạch, rà soát những dự án chậm tiến độ để đốc thúc và hỗ trợ chủ đầu tư sớm hoàn, khắc phục những bất cập của mạng lưới cung cấp nước sạch, nhất là mạng lưới cấp nước cho khu vực cuối nguồn và ngoại thành… Một siêu đô thị với hơn 8 triệu dân, bao quanh là các con sông lớn, mà thiếu nguồn cung cấp nước sạch, mạng lưới cấp nước nhiều chỗ để xảy ra hiện tượng rò rỉ, vỡ đường ống, hay nước chảy yếu là điều không thể chấp nhận được”.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo: “Hầu hết các sông ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều bị ô nhiễm. Mức ô nhiễm tăng cao vào mùa khô khi lượng nước các con sông giảm. Không những ô nhiễm nước mặt mà còn đối mặt với các vấn đề như thuốc trừ sâu, nước mặn”. Theo ông, để giải quyết tình trạng này, đầu tiên là thực hiện song song các giải pháp căn bản là cải thiện chất lượng các nguồn nước, triển khai cơ chế đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hiệu quả các công trình cấp nước tập trung. Để đảm bảo nước cho người dân thì việc cần thiết đầu là bảo vệ nguồn nước, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.

Hà Nội phấn đấu từ nay đến năm 2025, nâng tỉ lệ cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn đạt tới 100%. Để đạt được kết quả này, bên cạnh sự tuyên truyền tích cực của các cấp chính quyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch, nước máy đã qua xử lý, thì Hà Nội cần có cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi cho các chủ đầu tư đầu tư vào các dự án cấp nước sạch nông thôn. Đồng thời, điều chỉnh khung giá nước sạch cho phù hợp với mức thu nhập của người dân ngoại thành để khuyến khích người dân sử dụng nguồn nước an toàn, đảm bảo cho sức khỏe./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.

UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.

377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.

Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chế tạo ba cầu dàn Bailey dự phòng xử lý sự cố về cầu, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.