Tài nguyên thiên nhiên có phải là vô tận? | Hà Nội tin mỗi chiều

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các mỏ cát chính là biện pháp hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố. Việc này cũng góp phần hạn chế khai thác cát lòng sông trái phép, gây ô nhiễm môi trường và mất an ninh trật tự xã hội.

Hà Nội vừa tổ chức đấu giá quyền khai thác ba mỏ cát, thu được gần 1700 tỷ đồng nộp vào ngân sách nhà nước. Sự việc tưởng chừng như một tín hiệu mừng, nhưng 1.700 tỷ đồng và mức đấu giá cao gấp 200 lần giá khởi điểm lại là những con số đáng suy ngẫm.

Ngày 12/11, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã có công điện chỉ đạo Hà Nội rà soát ngay toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, làm hồ sơ và tổ chức đấu giá cấp quyền khai thác ba mỏ cát, tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để trục lợi, thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2023.

Theo tính toán, với mức giá bỏ thầu hai mỏ cát đầu tiên, các doanh nghiệp khai thác cát này chỉ có một cách duy nhất để có lãi là sau một đêm, giá cát trên thị trường vì một lý do nào đấy bị đẩy từ 150.000 đồng/m3 như hiện nay lên khoảng 12 triệu đồng/m3 thì mới có lãi, do trữ lượng quá ít. Riêng với mỏ cát Tây Đằng, do trữ lượng lớn hơn nên chỉ cần thị trường “đẩy” giá lên 300.000 đồng/m3 mua tại mỏ, gấp đôi giá thị trường hiện nay thì doanh nghiệp may ra có lãi.

Theo UBND TP Hà Nội, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các mỏ cát nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việc này cũng góp phần hạn chế khai thác cát lòng sông trái phép, gây ô nhiễm môi trường và mất an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, không hẳn là tài nguyên đưa ra đấu giá cho kết quả cao, Nhà nước thu được nhiều tiền đã là tốt. Theo nhận định của nhiều người, dù có phép hay không phép thì việc này vẫn gây ô nhiễm môi trường; do đó, vấn đề quan trọng chính là phải quản lý tốt./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.

Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.

UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.

377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.

Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.