Màu nước tạo dấu ấn trong triển lãm 'Duyên'
Câu lạc bộ Họa sĩ màu nước Hà Nội đã tổ chức triển lãm mang tên “Duyên” tại Nhà triển lãm Mỹ thuật – Hội Mỹ thuật Việt Nam, 16 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm "Duyên" quy tụ nhiều nghệ sĩ. Mỗi người mang đến một phong cách riêng, một dấu ấn cá nhân độc đáo, nhưng tất cả đều chung một tình yêu dành cho nghệ thuật màu nước.
Tại "Duyên", các tác phẩm nghệ thuật được chia thành nhiều chủ đề, giúp người xem dễ dàng khám phá câu chuyện mà mỗi nghệ sĩ muốn truyền tải. Những bức tranh mô tả cảnh quan hùng vĩ của núi rừng, những cánh đồng, ruộng bậc thang mộng mơ trong sương.
Theo ban tổ chức, cái tên "Duyên" mang nhiều tầng ý nghĩa. Nó gợi lên sự gắn kết, sự gặp gỡ giữa họa sĩ và họa sĩ, giữa các yếu tố như nghệ sĩ và khán giả, quá khứ và hiện tại, truyền thống và hiện đại. "Duyên" còn là sự tinh tế, duyên dáng trong từng nét vẽ, từng bố cục và màu sắc được nghệ sĩ truyền tải. Tên gọi này không chỉ là điểm nhấn cho triển lãm mà còn phản ánh trọn vẹn tinh thần mà các nghệ sĩ muốn gửi gắm qua các tác phẩm của mình.
Họa sĩ Bùi Thanh Việt Hùng – Câu lạc bộ họa sĩ màu nước Hà Nội, cho biết: “Có một điều đặc biệt trong triển lãm lần này đó là số lượng họa sĩ và tranh đông nhất từ trước đến nay, gồm 37 họa sĩ và 80 bức tranh với rất nhiều chủ đề khác nhau”.
Họa sĩ, kiến trúc sư Bùi Thị Kim Dung – Câu lạc bộ họa sĩ màu nước Hà Nội, cho hay: “Màu nước có có một sự hấp dẫn riêng của nó, đó là sự lãng mạn, nhẹ nhàng, thanh thoát và có một chút tinh tế. Tôi đến với câu lạc bộ một cách rất tình cờ thông qua một chuyến đi thiện nguyện, nên tôi có quen các họa sĩ trong câu lạc bộ. Từ đó, các họa sĩ đã lan tỏa tình yêu màu nước đến với tôi và tôi quyết định theo đuổi bộ môn nghệ thuật này”.
Các hoạ sĩ chuyên về tranh màu nước hoạt động theo tiêu chí đoàn kết, hỗ trợ và phát triển không chỉ trong nước mà còn hướng đến các cuộc triển lãm quốc tế và muốn kéo những sự kiện quốc tế đến Việt Nam, để quảng bá văn hoá, du lịch và con người cũng như các tác phẩm Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc trưng bày tranh, triển lãm "Duyên" còn tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn để tăng cường sự tương tác giữa nghệ sĩ và khán giả. Người tham dự có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ để hiểu thêm về câu chuyện và ý nghĩa đằng sau từng tác phẩm.
Triển lãm kéo dài đến hết 21/12/2024.


UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.
Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5
Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.
Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
0