Làng Cựu trên 'Con đường di sản Nam Thăng Long'

Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, nằm trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối Trung tâm Hà Nội và các huyện phía Nam thành phố, trên tuyến làng Ngâu (huyện Thanh Trì), làng Phúc Am (huyện Thường Tín) và làng Cựu (huyện Phú Xuyên).

Cách trung tâm Thủ đô 40km, những ngôi nhà hơn 500 tuổi vẫn nằm giữa làng Cựu làm say đắm du khách bởi vẻ yên bình. Trước năm 1945, làng Cựu nổi tiếng khắp vùng với biệt danh "làng thợ may Tây".

Những "thợ may đệ nhất Hà Thành" xuất thân từ làng Cựu, với các cửa hiệu sành điệu trên phố cổ, mang đến những bộ cánh thời thượng khẳng định đẳng cấp của giới thượng lưu. Sự giàu có từ nghề may đã tạo nên những ngôi biệt thự nguy nga, tráng lệ, góp phần tô điểm cho bức tranh làng quê thanh bình.

Đến nay làng Cựu còn lưu dấu 49 di sản kiến trúc đa dạng nằm xen lẫn những ngôi nhà hiện đại được người dân cải tạo từ khoảng năm 2010. Theo thời gian, các ngôi biệt thự phủ đầy rêu phong đang dần xuống cấp do chưa được trùng tu. Một số ít ngôi nhà còn không có người thăm non, chăm sóc.

Làng Cựu - ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi nổi tiếng với nét đẹp cổ kính, trầm mặc. Trải qua bao thăng trầm thời gian, đến nay làng Cựu vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp truyền thống. Đây chính là “kho báu” để người làng Cựu làm du lịch. Du khách đến đây, khi dạo bước qua những con ngõ nhỏ hun hút, cảm nhận những tầng lớp ký ức hàng trăm năm tại ngôi làng của “những thợ may bậc nhất Hà thành” một thuở vàng son.

Hiện nay, những ngôi nhà cổ đang được các gia đình và UBND xã cùng UBND huyện, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, trường Đại học Kiến trúc… lập phương án trùng tu để bảo tồn các giá trị lịch sử.

Cùng với việc kết nối tuyến du lịch liên vùng nhằm đa dạng sản phẩm du lịch liên kết các địa phương với nhau, người dân Làng Cựu đang cố gắng tạo thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút đông đảo hơn khách du lịch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5

Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.

Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.