Hà Nội giải bài toán khó để xây dựng thành phố thông minh | Hà Nội tin mỗi chiều
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nhắc đến điều này tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023 diễn ra tại Hà Nội. Theo người đứng đầu chính quyền Thủ đô, trong một đô thị thông minh dữ liệu, thông tin, tri thức đều có thể và cần được ghi lại dưới dạng dữ liệu số. Như vậy năng lực dữ liệu chính là năng lực thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin và tri thức quyết định mức độ thông minh của đô thị.
Mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp; với nền kinh tế năng động, trong đó kinh tế số chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; lực lượng lao động có khát vọng vươn lên, không ngừng sáng tạo và cống hiến, góp phần tạo nên xã hội thịnh vượng và toàn bộ người dân được sống, học tập, lao động trong môi trường an toàn, hạnh phúc.
Công cuộc xây dựng thành phố thông minh cho Hà Nội bước đầu đã có những cơ chế, chính sách cụ thể làm nền tảng đặc biệt là Nghị quyết số 18 ngày 30/12/2022 của Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết số 18 với quan điểm chỉ đạo thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh; phát huy tối đa các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội; ưu tiên chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đối với các ngành, lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp.
Một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn thông minh, giải pháp thông minh, công nghệ thông minh. Tuy vậy, Thủ đô đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm. Trong khi Hà Nội phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng; những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước.
Riêng về lĩnh vực chuyển đổi số, Hà Nội đang cần giải quyết rất nhiều bài toán liên quan đến dữ liệu số: Dữ liệu thì vừa thiếu, vừa thừa; khai thác dữ liệu khó khăn, chưa có chuẩn kết nối, độ chính xác chưa cao, mô hình thông tin, chiến lược dữ liệu cũng cần được chú trọng đầu tư bài bản hơn. Đây chính là nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới, trước khi triển khai các giải pháp về phân tích, hỗ trợ quản lý điều hành và xa hơn là khai thác dữ liệu để tạo ra những giá trị kinh tế xã hội mới. Định hướng cho Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhận định, phát triển đô thị thông minh cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện, tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ. Trong đó, hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng dữ liệu phải được coi như một hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng để thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Quá trình này đòi hỏi sự tham gia tích cực và chủ động của tất cả các cấp, các ngành tại địa phương. Đặc biệt, phát triển đô thị thông minh phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương, không tách rời, không trùng lặp, tất cả đều hướng đến mục tiêu lấy người dân làm trung tâm.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, Hà Nội không chỉ xây dựng thành phố thông minh cho chính mình, mà cần trở thành trung tâm sản xuất thiết bị thông minh, cung cấp giải pháp thông minh, cung cấp nguồn nhân lực. Muốn vậy, Hà Nội cần cung cấp không gian rộng mở cho cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin sáng tạo, phát triển, để chung tay, đồng hành cùng thành phố trong nhiệm vụ này. Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đối với Hà Nội, thành phố lựa chọn cách tiếp cận xây dựng thành phố thông minh bền vững, hành động thực chất vì lợi ích chung trước mắt và vì trách nhiệm mang lại sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai. Đặc tính bền vững của thành phố sẽ được thể hiện thông qua những lựa chọn thông minh, giải pháp thông minh, công nghệ thông minh. Hà Nội sẽ tiếp tục lựa chọn và tận dụng các cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững./.
- Khởi động kích cầu mua sắm cuối năm từ Black Friday | Hà Nội tin mỗi chiều
- Thật giả lẫn lộn, lòng người hoang mang | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Sửa đổi Luật Thủ đô - 'bệ phóng' cho Hà Nội phát triển | Hà Nội tin mỗi chiều
- Bộ giáo dục công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 | Hà Nội tin mỗi chiều


Báo chí vừa tiếp tục phanh phui hàng loạt vụ việc làm giả, quảng cáo thổi phồng công dụng của các thực phẩm chức năng như sữa, thuốc hay kẹo rau củ.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
0