Giảm sĩ số mỗi lớp - làm sao có đủ trường học cho học sinh? | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học trước, ở một số địa phương, khu đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai xảy ra hiện tượng quá tải, có nơi xếp gần 50 em/lớp học, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học.
Quá tải học sinh khiến áp lực lên các nhà trường càng lớn hơn khi phải thực hiện nhiều yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều tiết học cần được bố trí theo hình thức làm việc nhóm, nếu sĩ số lớp quá đông sẽ khó mà thực hiện. Các hoạt động khác như bố trí cho học sinh dã ngoại hay tham quan bảo tàng cũng rất khó triển khai. Khi thầy cô giáo tiếp nhận những lớp học quá đông, việc thấu hiểu người học, phân loại đối tượng và hỗ trợ tối đa người học là rất khó.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc tiểu học. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đảm bảo 35 học sinh cho mỗi lớp như điều lệ trường tiểu học đã quy định, đồng thời có đủ thiết bị dạy học tối thiểu. Đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên đủ dạy các môn học, hoạt động giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể, các nhà trường tổ chức dạy học hai buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút. Dạy học tối thiểu 9 buổi/ tuần với 32 tiết/tuần. Kế hoạch phải đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các trường sắp xếp thời khóa biểu khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Với khoảng 2,3 triệu học sinh, Thủ đô Hà Nội có số lượng học sinh đông nhất cả nước. Ước tính, mỗi năm Thủ đô lại tăng thêm khoảng 40-50 nghìn học sinh. Chuyện quá tải, nhất là ở các khu vực nội đô vì thế đã và đang là vấn đề nóng, muốn giảm tải, nhất định phải xây trường mới.

Hiện nay, trên toàn thành phố Hà Nội, việc xây mới các trường học đang được triển khai. Từ bậc mầm non cho đến THPT, các trường công lập được sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng nhiều hơn chỗ học cho học sinh. Theo tính toán, thành phố sẽ chi tới hàng chục nghìn tỷ đồng để giảm tải áp lực sĩ số tại nhiều trường hiện nay.
Cách đây hai năm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội phải tổ chức cho phụ huynh bốc thăm may rủi để giành suất học mầm non công lập cho con em do thiếu trường lớp. Hiện nay, hai trường mầm non công lập mới đang được các đơn vị gấp rút hoàn thiện, kịp thời đón học sinh vào năm học mới 2024-2025, giúp giảm tải cho Trường mầm non Hoàng Liệt.
Cũng tại quận Hoàng Mai, ngôi trường mới – Trường Tiểu học Trần Phú cũng được hoàn thiện với mô hình trường chuẩn quốc gia. Các phòng học có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có khuôn viên, sân chơi, cảnh quan xanh sạch đẹp, an toàn và thân thiện. Trong 12 dự án trường học được xây mới ở quận Hoàng Mai sẽ có 9 trường được đưa vào hoạt động năm học 2024 - 2025.

Quận Cầu Giấy là một trong những điểm nóng về quá tải trường lớp và đang đẩy mạnh việc xây dựng. Trong năm học này, quận Cầu Giấy đầu tư 900 tỷ đồng để xây dựng mới 4 trường và cải tạo, mở rộng ba trường.
Tình trạng quá tải trường lớp tại Hà Nội hiện nay xuất phát từ hai nguyên nhân. Trước hết, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tốc độ gia tăng dân số của Hà Nội rất nhanh, không chỉ tăng tự nhiên mà còn tăng cơ học do nhập cư. Trong khi đó, số lượng trường lớp lại chưa đáp ứng kịp nhu cầu học tập. Hàng loạt các dự án chung cư, khu đô thị mọc lên, song vấn đề xây dựng các thiết chế xã hội như trường học lại chưa thực sự được quan tâm tương xứng, đúng mực.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến xây dựng mới 433 trường. Thành phố cũng cải tạo, sữa chữa các trường và phòng học bộ môn. Ước tính nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là khoảng 51 nghìn tỷ đồng. Ngoài nguồn lực từ ngân sách nhà nước, ước tính nguồn lực từ xã hội đầu tư cho việc xây mới trường học các cấp ở Hà Nội cũng lên tới 10 nghìn tỷ đồng.
- Dự án công viên văn hóa quận Hà Đông thành bãi hoang | Hà Nội tin mỗi chiều
- Ngày 9/8, Metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ vận hành thương mại | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội khắc phục hậu quả úng ngập, ứng phó đợt mưa lũ mới | Hà Nội tin mỗi chiều
- Thủ đô Hà Nội gắn mã QR ở các tuyến phố trung tâm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng được mua nhà ở xã hội | Hà Nội tin mỗi chiều


UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.
0