Giả danh người vô gia cư để trục lợi | Hà Nội tin mỗi chiều
Tái diễn tình trạng người vô gia cư tại Hà Nội cần phải xử lý nghiêm
Hà Nội đang trong những ngày rét nhất của mùa đông năm nay khi nhiệt độ có thời điểm hạ xuống dưới 10 độ C. Thời tiết khắc nghiệt khiến cho cuộc sống của những người vô gia cư vốn khốn khó lại càng thêm khốn khó. Nhằm hỗ trợ nhóm người này, nhiều cá nhân, tổ chức thiện nguyện đã tìm đến, tặng tiền, quà, cùng lời động viên, cảm thông, giúp họ vượt qua những ngày đông buốt giá.
Những ngày này, trên nhiều tuyến phố Hà Nội lại xuất hiện tình trạng giả danh người vô gia cư để trục lợi. Đối tượng người vô gia cư giả tự dưng đông đảo, họ cũng lang thang, vạ vật khắp nơi, chăm chăm chờ chực những món quà từ thiện của các nhóm thiện nguyện. Những người này thậm chí còn tranh cướp, giành giật, đánh đuổi những người vô gia cư thật nhằm chiếm địa bàn.
Nếu trước đây, tình trạng bảo kê, chăn dắt các nhóm ăn xin thường xuất hiện tại các khu vực ngã ba, ngã tư ở Hà Nội để trục lợi từ lòng thương của người đi đường, vài năm trở lại đây, lại xuất hiện một nghề mới tại Hà Nội, đó là "nghề" vô gia cư. Vào buổi tối muộn, nếu bạn di chuyển trên những tuyến phố Tràng Thi, Hai Bà Trưng, Triệu Quốc Đạt, quanh Hồ Thiên Quang… sẽ thấy vô số những người gọi là “vô gia cư” nằm ngồi lăn lóc trên vỉa hè. Thực sự họ là ai và tất cả họ đều là những người đáng thương cần được giúp đỡ không?

Theo Công an phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, hầu hết số chăn ấm các nhóm từ thiện trao tặng đều bị mang bán lại tại các cửa hàng tạp hóa trước cổng Bệnh viện Việt Đức, Bênh viện Phụ sản Trung ương với giá rẻ. Dù những người vô gia cư giả bị đưa về trụ sở công an phường vào thời điểm này năm ngoái đều ký cam kết không tái phạm, nhưng không dễ gì họ từ bỏ công việc kiếm tiền dễ dàng này. Nếu chọn được vị trí đắc địa, lại “diễn” khéo, mỗi đêm một người có “thu nhập” cả triệu đồng.
Để có được những hộp cháo, những suất ăn cho người vô gia cư, không ít bạn trẻ là sinh viên các hội nhóm đã phải tiết kiệm, chắt chiu cả tiền ăn sáng, đi làm gia sư, phục vụ quán ăn, nhà hàng. Những người vô gia cư giả kia chỉ quan tâm đến các phần quà có giá trị. Còn các suất ăn bị vứt quăng quật, bừa bãi khắp nơi.
Có lẽ bạn cũng giống tôi khi xem phóng sự bóc trần sự thật về những người vô gia cư được Đài truyền hình Việt Nam phát tối 21/1. Thật bất ngờ khi xuất hiện nhiều “gương mặt thân quen”. Họ là những “diễn viên” trong vai người vô gia nhằm lừa gạt tình thương của nhà hảo tâm, giành giật miếng ăn, cái mặc của những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn thật sự. Họ bịa đặt ra những câu chuyện, những hoàn cảnh rất thương tâm và thuộc làu làu như một bài văn mẫu khi có nhà hảo tâm tới hỏi thăm, tặng quà. Có trường hợp còn giả bệnh, giả tật nguyền để đánh vào lòng trắc ẩn. Những người này, không có bất cứ trường hợp nào thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước. Đối chiếu với dữ liệu dân cư, cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội xác định họ đều có nhà, có gia đình tại Hà Nội. Thậm chí, một số trường hợp còn có nhà ở những con phố lớn giữa Thủ đô.
Những kẻ này đang bán rẻ chính sự tự trọng còn sót lại trong họ. Lợi dụng tình thương, giành giật miếng cơm, manh áo của những người khốn cùng và làm tổn hại tinh thần "nhường cơm sẻ áo" là điều rất đáng lên án. Những hành vi của các đối tượng này phải được xem xét xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không thể chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở hay viết cam kết, hoặc xử lý hành chính.
Cẩn trọng với chiêu trò “việc nhẹ - lương cao” dịp Tết
Dịp cận Tết, trên các trang mạng xã hội, không khó để tôi và bạn bắt gặp các bài đăng tuyển người lao động làm việc thời vụ với lời hứa hẹn: việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà, không phải đặt cọc tiền... Những công việc như gấp bao lì xì, cộng tác viên tăng tương tác bán hàng, dịch thuật hay lồng tiếng thu âm cho các chương trình cuối năm… Nếu bạn đang quan tâm đến những dòng tuyển dụng này thì cần hết sức cẩn trọng, vì đây có thể là một chiêu trò lừa đảo trực tuyến.
Không chỉ không đúng như nội dung tuyển dụng, mà nhiều người khi tìm việc lại được giới thiệu một công việc hoàn toàn khác. Các đối tượng sẽ dẫn dắt người dùng tham gia các hội nhóm kiếm tiền trực tuyến trên Zalo và Telegram. Tương tự, thực tế khảo sát các bài đăng tuyển dụng người chốt đơn trực tuyến, mẫu chụp áo dài Tết hay người nhập mã sản phẩm cho các nhãn hàng… khi trao đổi đều được hướng đến công việc hoàn toàn khác. Nếu mất cảnh giác, tiếp tục làm theo hướng dẫn của các đối tượng trên mạng, người dùng có thể trở thành nạn nhân. Thủ đoạn lừa đảo là biến người dùng trở thành cộng tác viên chuyển tiền ăn hoa hồng trực tuyến. Các nhiệm vụ diễn ra liên tiếp, nhanh chóng khiến nạn nhân có tâm lý kiếm tiền không khó. Tuy nhiên khi đến công đoạn với số tiền đủ lớn, ứng viên sẽ không còn được hoàn tiền. Ngoài việc tiền mất tật mang, những đối tượng lừa đảo việc làm thời vụ có thể sẽ dẫn dắt và lôi kéo người lao động làm những công việc thanh toán các đơn hàng ảo hay biến tướng đa cấp, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Dù được các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, nhiều vụ việc được điều tra, khởi tố, xét xử nhưng các hình thức lừa đảo trực tuyến, trong đó có lừa đảo việc làm vẫn chưa hề thuyên giảm. Thủ đoạn không mới nhưng nội dung, hình thức liên tục được các đối tượng thay đổi để hướng vào các nạn nhân mới. Trong 11 tháng đầu năm 2023, gần 16.000 trường hợp bị lừa đảo trên mạng Internet được ghi nhận.
Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra 7 khuyến nghị nhằm giúp người dân Việt Nam phòng chống lừa đảo trực tuyến dịp cận Tết Nguyên đán 2024. Trong đó có chiêu lừa bán hàng qua mạng và lừa đảo xin việc.
Để tránh sập bẫy lừa đảo, người dân cần cẩn trọng khi đi xin việc. Khi vào website tìm việc, mọi người nên chú ý đến phần mô tả công việc phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể mức lương, công việc, địa chỉ công ty, năm thành lập. Cơ quan công an cũng khuyến cáo nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật./.
- Hà Nội đề nghị sử dụng cơ sở di dời xây dựng trường công | Hà Nội tin mỗi chiều
- FM96 - tiếng nói Hà Nội trong nhịp sống số | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đề xuất nâng chiều cao tập thể Trung Tự lên 48 tầng | Hà Nội tin mỗi chiều
- Thực hư chuyện người khuyết tật 'không được chào đón' ở quán phở | Hà Nội tin mỗi chiều
- 30 năm gắn kết hàng triệu trái tim vì dòng máu Việt | Hà Nội tin mỗi chiều


UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.
0