Bộ sách 'Cổ kim truyền lục' tôn vinh di sản văn hóa

Lễ ra mắt bộ sách “Cổ kim truyền lục” ý nghĩa vừa được tổ chức tại di tích quốc gia đền Văn Hiến, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Đây là bộ sách ý nghĩa, ra mắt đúng dịp Kỷ niệm 923 năm ngày sinh danh nhân Tô Hiến Thành - một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá địa phương, nhằm góp phần lưu giữ và quảng bá di sản vô cùng quý giá của nhân dân Hạ Mỗ.

"Cổ kim truyền lục" là tập thơ văn với khoảng 500 bài, được sáng tác vào năm Đinh Mùi (1907). Tác giả là các nhà nho xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông; nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Các tác phẩm trong "Cổ kim truyền lục" được viết theo nhiều thể loại khác nhau, như: thi, thoại, huấn, tán, ca, lục, thị, biểu.. song nội dung của hầu hết các sáng tác đều phản ánh hiện thực cuộc sống và tấm lòng yêu nước, ca ngợi công ơn các anh hùng dân tộc, các bậc tiên hiền, nhằm nêu gương sáng, giáo dục các thế hệ hậu duệ.

Để phát huy giá trị di sản văn hoá quê hương, năm 2015, UBND xã Hạ Mỗ đã thành lập Ban Quản lí dự án biên dịch tư liệu Hán Nôm bộ sách "Cổ kim truyền lục" và các văn bản Hán tự tại di tích đền Văn Hiến. Trên cơ sở đó, bản dịch bốn cuốn của bộ sách "Cổ kim truyền lục" đã được tổ chức dịch thuật, hiệu đính và xuất bản.

Ngoài bản dịch, cuối mỗi tập sách được in kèm bản chụp nguyên văn chữ Hán bốn tập "Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh". Đây cũng là một dịp để góp phần lưu giữ và quảng bá di sản vô cùng quý giá của nhân dân Hạ Mỗ, thiết thực góp phần phát triển công nghiệp văn hóa ở cơ sở.

Ông Bùi Tất Thêm - Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội - cho biết: "Sau khi chúng tôi tiến hành xuất bản bộ sách “Cổ kim truyền lục” gồm bốn tập, mục tiêu của chúng tôi là tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Cuốn sách mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc từ thời ông cha ta để lại. Chúng tôi sẽ cố gắng bảo quản và phát huy giá trị của cuốn sách này".

Hiện nay, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có lưu trữ bốn tập chữ Hán của bộ sách "Cổ kim truyền lục", ngoài ra, bộ sách cũng đã được đưa vào “Dự án Số hoá kho tàng thư tịch cổ văn hiến Hán Nôm”.

Cũng tại buổi rất lễ ra mắt sách, nhiều hoạt động dâng hương, trao tặng sách đã diễn ra tại đền thờ danh nhân Tô Hiến Thành, nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.

UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.