Rượu nếp, món ăn không thể thiếu dịp Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ, còn gọi là Tết Đoan dương hoặc Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Ngày lễ này có nhiều món ăn đặc trưng, trong đó rượu nếp là món phổ biến nhất.

Theo dân gian, việc ăn rượu nếp ngày Tết Đoan Ngọ được xem là một cách để tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể.
Rượu nếp là một món ăn có cồn không qua chưng cất. Quá trình làm rượu nếp bắt đầu bằng việc nấu gạo nếp chín thành xôi, để nguội và ủ với men.

Ở miền Bắc, rượu nếp được làm từ gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm, gạo được giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài, ủ lên men với men rượu. Ở miền Trung và miền Nam, rượu nếp thường được làm từ gạo nếp ủ cùng men rượu hoặc men ngọt.
Rượu nếp lên men nhẹ, chua chua ngọt ngọt, là món ăn yêu thích của nhiều người.


Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.
Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có hàng chục nhà hàng, quán ăn lâu đời được duy trì qua nhiều thế hệ; quận cũng chiếm số lượng áp đảo trong danh sách những nhà hàng, quán ăn được thương hiệu Michelin vinh danh.
Chương trình dự kiến được tổ chức từ ngày 18/4 đến 20/4 tại Hoàng thành Thăng Long quy tụ hơn 50 gian hàng đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam.
Phở không chỉ là một món ăn mà là một thói quen, một phần không thể thiếu trong nhịp sống hàng ngày của nhiều người đang sinh sống tại Hà Nội, họ ra phố ăn phở chẳng kể sáng, trưa hay chiều, tối.
Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.
0