Cách nấu nước mùi già tắm Tất niên

Ngày tất niên, bên cạnh nồi bánh chưng nghi ngút, sẽ có thoang thoảng của hương mùi già. Mùi hương ấy gắn liền với tục tắm lá mùi, một phong tục truyền thống nhằm tẩy trừ những điều không may mắn trong năm cũ. Hãy cùng "Cẩm nang đón Tết" khám phá cách nấu nước mùi già đơn giản tại nhà nhé!

 

Nhiều người nói tục này còn có tên gọi là “Tục tẩy trần đêm tất niên". Vậy bạn đã biết cách nấu nước mùi già chưa? Hãy theo dõi Cẩm nang đón Tết ngay bây giờ nhé!

Mùi già là cây rau mùi (các tỉnh miền Nam gọi là cây ngò rí) để cho già đi, cây bắt đầu trổ hoa trắng li ti và cao ngồng. Loại cây này có mùi hương thoang thoảng đặc trưng dịu nhẹ được dùng với nhiều công dụng khác nhau.

Lợi ích về mặt sức khỏe: Nước đun cây mùi già có tác dụng diệt khuẩn, làm thông thoáng hệ hô hấp và tăng cường tuần hoàn. 

Lợi ích về mặt tinh thần: Hương mùi già gợi lên những ký ức về quê hương, gia đình rất gần gũi, ấm áp, làm người ta sẽ nhớ đến không khí Tết, không khí đoàn tụ quây quần với gia đình.

Chuẩn bị nguyên liệu: một bó cây mùi già, chúng ta có thể cắt bỏ rễ cây hoặc không.

Rửa sạch mùi già hai lần để làm sạch bụi bẩn bám trên cây và các kẽ lá, quả để tránh nhiễm khuẩn. Lưu ý nên rửa nhẹ tay để tránh lá và quả của cây bị rụng. 

Cách nấu nước lá mùi già vô cùng đơn giản và dễ làm.

Bước 1: Cuộn tròn lại cho vừa với lòng của nồi nước.

Bước 2: Mang đi đun sôi.

Bước 3: Đợi nước sôi một lúc, sau đó vớt mùi già ra ngoài. 

Bước 4: Mang nước mùi già pha loãng với nước ấm, sau đó thêm một chút muối là chúng ta có thể sử dụng để tắm.

Lưu ý: Tránh tắm nước lá mùi quá đặc. Hòa một đến hai gáo nước lá mùi ra chậu nước ấm khi dùng. 

Vậy là bạn đã nấu xong một nồi nước mùi già tắm Tất Niên cho cả nhà, để có thể sẵn sàng chào đón một năm mới tốt đẹp và may mắn hơn.

 

Tết đến, xuân về không chỉ mang đến niềm vui, sự đoàn viên, sum họp, Tết còn là sự khởi đầu mới với những ước mong, hy vọng. Vì thế, Tết luôn được người Việt mong chờ và được mỗi gia đình chuẩn bị kỳ công, kỹ lưỡng. Nhằm giúp độc giả đón một cái Tết thật đầm ấm, đủ đầy, Hanoionline sẽ ra mắt quý vị khán giả chuyên mục CẨM NANG ĐÓN TẾT. Chuyên mục gồm những bài viết, video clip, hình ảnh minh họa sinh động, dễ thực hiện, giúp độc giả hiểu rõ những phong tục, tập quán trong văn hóa đón Tết của người Việt, những nguyên tắc, chuẩn mực trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, báo hiếu ông bà, cha mẹ, những 'bí kíp' chế biến các món ăn truyền thống.

Để được thảnh thơi mà vẫn có một cái Tết trọn vẹn, hãy đón xem CẨM NANG ĐÓN TẾT trên Hanoionline.

 

Thực hiện: Thùy Linh
Ảnh: Văn Tuyến
Thiết kế: Thanh Nga

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.