Cách muối hành trắng giòn, không hăng, để được lâu



Trong mâm cơm ngày lễ Tết, dưa hành không những làm cho bạn thêm ngon miệng mà còn khiến cho món ăn thêm tròn vị, hấp dẫn. Một lọ dưa hành muối sẽ giúp cân bằng vị, chống ngấy trong mâm cỗ nhiều thịt mỡ, bánh chưng ngày Tết. Với những nguyên liệu đơn giản và các bước thực hiện dễ dàng, bạn sẽ có ngay một lọ hành muối giòn ngon để thưởng thức cùng gia đình. Cùng bắt đầu nhé!

Để làm món hành muối, chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Hành củ: 1kg hành củ tròn, chắc, không dập nát
- Vôi sống
- Muối
- Đường
- Giấm
- Tỏi, ớt tươi


Bước 1: Hành sau khi mua về, chúng ta rửa sạch, ngâm trong nước vôi khoảng 3- 4h hoặc có thể để qua đêm. Việc này sẽ loại hết chất bẩn, mùi hăng của hành.

Bước 2: Sau đó, bóc vỏ hành, cắt bỏ rễ. Không cắt quá sâu, dễ làm hành muối bị úng.
Bước 3: Rửa sạch hành bằng nước đun sôi để nguội
Bước 4: Để ráo hành. Có thể phơi hành dưới nắng nhẹ

Bước 5: Tiếp theo, chúng ta sẽ pha nước để muối hành theo tỷ lệ 2 muối, 1 đường, và nước sôi 70 đến 80 độ.

Bước 6: Trộn đều hành, tỏi, ớt. Xếp các nguyên liệu vào lọ khô, đã rửa sạch. Đổ nước muối ngập hết hành. Dùng vật nặng đè lên trên để hành luôn được ngâm trong nước. Đậy kín nắp lọ và để ở nơi thoáng mát.

Sau khoảng một tuần là bạn có thể lấy hành củ muối ra để thưởng thức.
Hành muối không chỉ là món ăn truyền thống được các gia đình ưa chuộng trong dịp Tết mà còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Hành chứa nhiều hợp chất làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, chống đông máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Hơn thế, hành muối cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, cảm cúm,..


Với món hành muối giòn ngon này, mâm cơm ngày Tết của gia đình bạn sẽ thêm phần hấp dẫn. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích nhé!
Tết đến Xuân về không chỉ mang đến niềm vui, sự đoàn viên, sum họp, Tết còn là sự khởi đầu mới với những ước mong, hy vọng. Vì thế, Tết luôn được người Việt mong chờ và được mỗi gia đình chuẩn bị kỳ công, kỹ lưỡng. Nhằm giúp độc giả đón một cái Tết thật đầm ấm, đủ đầy, Hanoionline sẽ ra mắt quý vị khán giả chuyên mục CẨM NANG ĐÓN TẾT. Chuyên mục gồm những bài viết, video clip, hình ảnh minh họa sinh động, dễ thực hiện, giúp độc giả hiểu rõ những phong tục, tập quán trong văn hóa đón Tết của người Việt, những nguyên tắc, chuẩn mực trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, báo hiếu ông bà, cha mẹ, những ‘bí kíp’chế biến các món ăn truyền thống.
Thực hiện: Khánh Linh
Ảnh: Văn Tuyến
Thiết kế: Thanh Nga



Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0