Cách cắm lọ hoa Tết truyền thống



Mùa xuân về, Tết đến, không khí náo nhiệt tràn ngập khắp nơi. Việc trang hoàng nhà cửa để đón năm mới là một trong những niềm vui không thể thiếu của người Việt. Và giữa muôn vàn sắc màu, những lọ hoa tươi tắn luôn giữ một vị trí đặc biệt. Chúng không chỉ mang đến vẻ đẹp rực rỡ cho không gian sống mà còn là lời chúc may mắn, tài lộc đến với gia đình.
Ngay bây giờ, Cẩm nang đón Tết sẽ gợi ý cho bạn hai cách cắm lọ hoa Tết truyền thống của Hà Nội!

Chúng ta cần chuẩn bị một bó dơn, màu sắc và số lượng tùy sở thích và phong cách của mỗi người.

Cách làm: Rót nước khoảng ⅔ miệng bình;
Chọn một cành thẳng, to, mẩy để đặt ở chính giữa;
Bỏ bớt lá dưới gốc hoa;
Ước chừng độ cao so với lọ và cắt bỏ phần gốc;
Lưu ý: Khi cắt gốc hoa nên cắt chéo, để hoa có thể hút được nhiều nước hơn và tươi lâu hơn.

Tiếp theo, chọn hai cành cong cắm hai bên;
Cắt phần gốc sao cho hai cành này thấp hơn cành chính giữa một chút;
Hai cành cong cắm đối xứng nhau tạo thế “Long chầu hổ phục”;

Tiếp tục dùng các cành hoa khác cắm sao cho các bông hoa có độ cong đối xứng nhau, tạo hình bàn tay Phật.

Cuối cùng, chúng ta sẽ điểm thêm các chiếc lá dơn vào để lọ hoa trở nên mềm mại.


Để cắm bình hoa này, chúng ta sẽ cần:
- Dơn
- Cẩm chướng
- Violet
- Thược dược
- Đồng tiền đỏ
5 loại hoa tượng trưng cho “ngũ hành tương sinh”. Bình hoa này nhiều màu sắc rực rỡ, tươi tắn, ngập tràn sắc xuân.
Chuẩn bị một chiếc bình cao khoảng 40 - 50 cm, có miệng rộng;

Dùng từ 5 - 7 bông hoa dơn tùy theo kích cỡ của bình. Cắm các bông dơn tương tự như khi cắm bình dơn đơn loại.
Điểm các bông violet sao cho thấp hơn hoa dơn một chút;

Chọn các bông thược dược đủ màu để cắm đan xen, giúp cho bình hoa trở nên rực rỡ hơn;
Vừa cắm, chúng ta vừa căn chỉnh lại các bông hoa bị xô lệch trong quá trình cắm, sao cho thuận mắt;

Cắm lấp ló cẩm chướng bông dài, bông ngắn để tô điểm cho hoa thược dược nổi bật hơn;
Cuối cùng, gài thêm các bông đồng tiền đỏ để bình hoa thêm phần rực rỡ.
Khi cắm xong, bạn có thể cắt tỉa bớt lá cho bình hoa thanh thoát hơn.


Lưu ý khi cắm một bình hoa Tết truyền thống của Hà Nội: Nên thay nước hoặc châm nước hàng ngày để hoa được tươi lâu
Trên đây là hai kiểu cắm bình hoa Tết của người Hà Nội. Chúc các bạn cắm được những lọ hoa tươi thắm và lộng lẫy để không gian Tết trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn.

Tết đến Xuân về không chỉ mang đến niềm vui, sự đoàn viên, sum họp, Tết còn là sự khởi đầu mới với những ước mong, hy vọng. Vì thế, Tết luôn được người Việt mong chờ và được mỗi gia đình chuẩn bị kỳ công, kỹ lưỡng. Nhằm giúp độc giả đón một cái Tết thật đầm ấm, đủ đầy, Hanoionline sẽ ra mắt quý vị khán giả chuyên mục CẨM NANG ĐÓN TẾT. Chuyên mục gồm những bài viết, video clip, hình ảnh minh họa sinh động, dễ thực hiện, giúp độc giả hiểu rõ những phong tục, tập quán trong văn hóa đón Tết của người Việt, những nguyên tắc, chuẩn mực trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, báo hiếu ông bà, cha mẹ, những ‘bí kíp’chế biến các món ăn truyền thống.
Thực hiện: Thùy Linh
Ảnh: Văn Tuyến
Thiết kế: Thanh Nga



Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
0