Ra mắt ngành học mới: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam
Sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình quốc tế hóa giáo dục Việt Nam.
Chương trình được thiết kế với chuẩn đầu ra tiếng Việt bậc 5, tập trung thực hành, ứng dụng, tích hợp nhiều học phần về phương pháp giảng dạy hiện đại. Đối tượng tuyển sinh mở rộng, gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài. Sinh viên sau tốt nghiệp có thể trở thành giáo viên tiếng Việt cho người nước ngoài; chuyên viên đối ngoại; hướng dẫn viên văn hóa hoặc nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Tiến sĩ Trần Hữu Trí, Trưởng khoa Ngôn ngữ Văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Ngành học không phân biệt đối tượng người học là người Việt Nam hay người nước ngoài, mà các sinh viên hoàn toàn được kết hợp học cùng nhau trong môi trường học tập quốc tế. Đây là điểm mạnh của chương trình vì các sinh viên sẽ được kết nối và giao lưu học hỏi trong toàn bộ quá trình học tập".
Với quy mô tuyển sinh 50 chỉ tiêu mỗi năm, chương trình “giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ” thể hiện bước tiến mới trong quốc tế hóa giáo dục cũng như cam kết mạnh mẽ của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc hiện thực hóa các định hướng lớn của Đảng và Nhà nước; đưa tiếng Việt trở thành ngôn ngữ cầu nối trong thế giới toàn cầu hóa. Đây cũng là bước đi tiên phong của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thực hiện chủ trương đưa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ra thế giới, thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam.
"Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi nhận nhiệm vụ triển khai chương trình Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam. Trong đó, chương trình đào tạo giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Đây là việc mà tôi nghĩ rằng Trường Đại học Ngoại ngữ nói riêng, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đang tích cực để thực hiện thành công Kết luận 91 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế", Tiến sĩ Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay.
Sinh viên Lý Hiểu Yến đến từ Trung Quốc chia sẻ: "Em thấy học ở Trường Đại học Ngoại ngữ rất vui và có thể gặp nhiều bạn Việt Nam thân thiện, các thầy, cô giáo rất có trách nhiệm".
Trong khi tiếng Anh được đẩy mạnh như ngôn ngữ thứ hai trong trường học, thì song song, tiếng Việt lại đang trở thành một cầu nối ngôn ngữ - văn hóa với bạn bè quốc tế.


Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.
Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Với tỷ lệ chọi cao và gia tăng qua từng năm, cuộc đua vào các trường chuyên tại Hà Nội ngày càng gay gắt.
Hai trường Trường THPT chuyên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đang chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao với tỷ lệ chọi vào lớp 10 chuyên tăng cao.
0