Tinh hoa làng nghề hội tụ giữa lòng Hà Nội
Nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk, Kon Tum đã có từ lâu đời, gắn bó với người phụ nữ và là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Vải được dệt bằng khung dệt khá thô sơ. Đến Thủ đô dịp này, những người phụ nữ dân tộc thiểu số đã giới thiệu những nét đẹp của quê hương với du khách trong và ngoài nước.
Chị H'Sen H'Mok (huyện Lắk, Đắk Lắk) cho biết: "Đây là một niềm vinh hạnh lớn đối với mình, khi đại diện cho cả buôn làng, mang văn hóa, những trang phục mà cha ông để lại mà thời gian gần đây đang dần bị mai một giới thiệu đến với mọi người".
Nghề kéo đũi, dệt cửi tại xã Nam Cao (Thái Bình) có từ năm 1584. Trải qua hơn 400 năm, nghề vẫn được người dân làng Nam Cao gìn giữ. Hay như làng cói Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng với nghề trồng cói và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cói, những người nghệ nhân nơi đây bền bỉ theo đuổi cái nghề của cha ông để lại suốt hơn 200 năm nay. Nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như tơ lụa Bảo Lộc, thổ cẩm A Lưới – Thừa thiên Huế, nghề đan lát làng Kon Chênh - Măng Đen – Kon Tum đã cùng hội tụ tại Thủ đô dịp này, mang đến nhiều trải nghiệm mới cho du khách.
Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sự kiện đã hội tụ được 12 nghệ nhân tiêu biểu từ 7 làng nghề trong cả nước từ các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và Đồng bằng Bắc bộ.
Bà Mireille Gué, một du khách Pháp rất ấn tượng với các sản phẩm thủ công được trưng bày trong dịp này tại Văn Miếu: "Các sản phẩm tuy làm thủ công bằng tay, thế nhưng có độ tỉ mỉ và chính xác rất cao. Những sản phẩm truyền thống trông rất đẹp mắt, màu sắc đa dạng. Tôi cảm thấy rất ấn tượng. Việc những nghệ nhân có thể duy trì được nghề truyền thống còn khiến tôi cảm thấy thán phục".
Với chương trình này, Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám mong muốn tạo một không gian sáng tạo văn hoá giới thiệu tinh hoa làng nghề của không chỉ Hà Nội mà cả nước. Đây là hoạt động văn hoá đa màu sắc mở đầu năm mới 2025, hướng tới sẽ tổ chức thường niên vào đầu năm mới với mục đích kết nối tinh hoa văn hoá Việt Nam, mở ra không gian trải nghiệm sáng tạo, đậm bản sắc dân tộc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.


Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0