200 tác phẩm hội họa về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” là sân chơi ý nghĩa để các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Sau hai tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 200 tác phẩm hội họa với các chất liệu đa dạng từ sơn dầu, lụa, khắc gỗ, bút sắt đến acrylic và màu nước. Đối tượng tham gia dự thi đa phần là các bạn trẻ, người yêu hội họa và họa sĩ cả nước.

Sinh viên Nguyễn Hữu Hải, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, chia sẻ: "Tham quan Văn Miếu một vòng, em thấy những góc nhỏ ở Văn Miếu rất là đẹp và trường tồn theo năm tháng. Cuối cùng em tìm lại từng góc từng góc một và em vẽ tranh đặt tên là Thuở ấy".

Sinh viên Nông Thị Quỳnh Nha, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, cho biết: "Các chất liệu hiện tại thì mọi người đã làm rất nhiều rồi, mình muốn tìm một cái gì đó độc đáo hơn, thì mình sử dụng những miếng ghép hình để có thể tạo hình và lăn lên và in lên đó".

Các tác phẩm dự thi thể hiện sự đa dạng về góc nhìn, câu chuyện, ý tưởng cũng như chất liệu biểu đạt. KTS Bùi Thanh Việt Hùng, thành viên BGK cuộc thi, cho biết: "Các tác giả trẻ gửi đến rất nhiều tác phẩm với nội dung ý tưởng khác nhau và được thể hiện với những chất liệu đa dạng từ sơn dầu, màu nước, tranh khắc gỗ đến các chất liệu đồ họa đen trắng. Có thể nói, cuộc thi rất đa dạng về chất liệu và bố cục hình tượng nghệ thuật".

Cuộc thi là cơ hội để các bạn sinh viên, họa sĩ trẻ và những người yêu thích nghệ thuật hội họa phát huy được tài năng, khả năng sáng tạo và lan tỏa niềm đam mê hội họa cũng như tình yêu với di sản văn hoá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.

Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.