Nhiều hoạt động văn hoá trong Ngày hội Lân Huế năm 2022
Ngày hội Lân Huế năm 2022 là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển bộ môn nghệ thuật lân sư rồng truyền thống.

Diễn ra trong hai ngày 3 - 4/9, ngày hội thu hút sự tham gia của 17 đội lân đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, tham gia biểu diễn thi đấu ở hai nội dung Địa bửu và Mai hoa thung.
Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, “Ngày hội Lân Huế năm 2022” là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động sự kiện của Lễ hội mùa Thu với chủ đề "Thu quyến rũ", trong khuôn khổ Festival Huế 2022 và chào đón Quốc khánh 2/9.

Điểm nhấn được nhiều người quan tâm trong Ngày hội Lân Huế năm 2022 là nội dung biểu diễn thi đấu Mai hoa thung và Địa bửu. Nếu phần thi “Địa bửu” hứa hẹn làm cho mọi người phải trầm trồ bởi sự tinh tế trong từng chuyển động, điêu luyện trong lối biểu diễn thì những tiết mục “Mai hoa thung” lại mang đến không khí sôi động, kịch tính và đầy bất ngờ với những pha trình diễn mạo hiểm trên cao; hứa hẹn mang đến cho du khách và người dẫn những màn biểu diễn mãn nhãn, hấp dẫn.
Ngày hội Lân Huế năm 2022 không chỉ là một hoạt động văn hóa, thể thao góp phần duy trì, bảo tồn, phát triển bộ môn nghệ thuật lân sư rồng truyền thống của Việt Nam mà còn là món quà độc đáo mà ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế dành tặng người dân địa phương và du khách ghé thành phố thăm Huế trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh và Tết Trung thu.

Lân sư rồng là khơi mở cho những điềm lành, vạn sự hanh thông. Những màn biểu diễn mùa lân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân tại Thừa Thiên - Huế và nhiều vùng miền trên cả nước.
Sau lễ khai mạc đã diễn ra chung kết nội dung Mai hoa thung với 7 đội thi, gồm Miếu 7 bà tỉnh An Giang; Tứ Câu thành phố Đà Nẵng; Vũ Miên thành phố Đà Nẵng; Bạch Ngọc Đường tỉnh Thừa Thiên - Huế; Tài Bảo Đường thành phố Đà Nẵng; Tứ Kỳ - Hà Nội và Quang Nghệ tỉnh Bình Dương.


Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.
Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã biến những ký ức lịch sử thành trải nghiệm sống động, từ đó truyền tải tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.
Chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tối 29/4 tại Công viên Sáng tạo, TP. HCM một lần nữa khẳng định ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
50 năm đã qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhưng những chứng tích sống động vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như những bảo vật của lịch sử, của quốc gia. Chúng không chỉ ghi dấu chiến công mà còn truyền lửa cho thế hệ hôm nay.
0