Nghệ nhân Hà Nội: Sen thu trên gỗ lũa

Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.
Nghệ nhân điêu khắc gỗ Đỗ Văn Cường
Nghệ nhân điêu khắc gỗ Đỗ Văn Cường.

Làng nghề mộc mỹ nghệ Thiết Úng, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội đã nổi tiếng từ lâu với các sản phẩm mộc mỹ nghệ. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm chủ yếu chỉ xoay quanh: tượng Phật, bàn ghế… và công việc điêu khắc được hỗ trợ bởi công nghệ, máy móc hiện đại.

Những người thợ làng nghề chỉnh lại sản phẩm sau khi đưa vào máy CNC
Những người thợ làng nghề chỉnh lại sản phẩm sau khi đưa vào máy CNC.

Không an phận với những lối mòn tạo tác, nghệ nhân Đỗ Văn Cường khát khao tạo ra một dòng sản phẩm gỗ mỹ nghệ thủ công mang dấu ấn riêng. Thời điểm đó, những khúc gỗ lũa được coi là nguyên liệu bỏ đi ở làng nghề vì không có hình dạng tuân theo khuôn mẫu nào lại gợi cảm hứng sáng tạo cho nghệ nhân Đỗ Văn Cường.

Việc chế tác gỗ lũa đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ nhân

Việc chế tác gỗ lũa đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ nhân 1
Việc chế tác gỗ lũa đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ nhân.

Lấy cảm hứng từ hình ảnh lá sen tàn mùa thu để đưa vào chế tác trên những khúc gỗ bỏ đi ấy, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã mất 3 năm với nhiều lần thất bại mới có được sản phẩm ưng ý đầu tiên. Dù chỉ lấy cảm hứng từ hình ảnh sen mùa thu, nhưng nghệ nhân Đỗ Văn Cường sáng tạo ra những dáng vẻ và trạng thái sống động, dựa trên hình khối tự nhiên của những khúc gỗ lũa. Nhiều sản phẩm sau đó đã đạt các giải thưởng của làng nghề và các triển lãm ứng dụng mỹ thuật toàn quốc.

Những lá sen thu được nghệ nhân Đỗ Văn Cường chế tác trên gỗ lũa

Những lá sen thu được nghệ nhân Đỗ Văn Cường chế tác trên gỗ lũa
Những “lá sen thu” được nghệ nhân Đỗ Văn Cường chế tác trên gỗ lũa.

Không dừng lại ở đó, nghệ nhân Cường tiếp tục nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm sen ngày càng giống với đời thực hơn, như việc tạo gai nổi trên cẳng sen hay châm lá sen (thuật ngữ trong nghề gọi là “tả chất”).

Nghệ nhân Đỗ Văn Cường đang “tả chất” cho lá sen
Nghệ nhân Đỗ Văn Cường đang “tả chất” cho lá sen.
Hoa, lá sen mềm mại rất gần với đời thực
Hoa, lá sen mềm mại rất gần với đời thực.

Với nhiệt huyết giữ nghề, nghệ nhân Đỗ Văn Cường luôn sẵn sàng truyền nghề cho bất kỳ ai có mong muốn học. Anh mong mỏi các lớp kế cận sẽ tiếp nối và phát triển nghề truyền thống. Năm 2017 anh đã được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Nghệ nhân Đỗ Văn Cường hướng dẫn con trai học nghề mộc
Nghệ nhân Đỗ Văn Cường hướng dẫn con trai học nghề mộc.

Đón xem "Sen thu trên gỗ lũa" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 24/08/2024 trên Kênh H1, Đài PT-TH Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.