Người nghệ nhân giữ nghề làm lồng chim làng Vác

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ (Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Nội) là thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống làm lồng chim.
Bố của ông là cụ Ba Mi (Nguyễn Đức Nghi), người nổi tiếng trong giới làm lồng chim từ đầu thế kỷ XX và cũng là người đem nghề làm lồng chim về với làng Vác.

Theo ông Nghệ, để làm ra một chiếc lồng chim bằng tre đẹp, bền, sang, đòi hỏi những người thợ có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ, thao tác qua hàng loạt công đoạn như ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu, vót nan, khoan lỗ, làm vanh (vành), làm cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng…

Ông Nguyễn Văn Nghệ là người làm lồng chim làng Vác duy nhất được phong tặng nghệ nhân làng nghề và ông đã lập kỷ lục với chiếc lồng chim cao 2,7m, rộng 0,9m, giành giải Ba trong một cuộc thi làm lồng chim ở Hà Nội (năm 2011).

Đến thời điểm hiện tại, dù vấp phải sự cạnh tranh từ nhiều loại lồng chim các nước như Trung Quốc, Đài Loan,.. nhưng lồng chim làng Vác luôn có chỗ đứng trong lòng những người chơi sinh vật cảnh.

Ngoài việc làm lồng chim, nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ còn sử dụng kỹ thuật làm lồng chim để sản xuất đèn lồng tinh xảo và xuất đi nhiều nước như Pháp, Thái Lan, Malaysia…

Đón xem “Đan chuốt lồng tre" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 03/08/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.
Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.
0