Mười món ăn Việt Nam được xác lập kỷ lục châu Á
Sau một thời gian tổng hợp và thiết lập hồ sơ đề cử, Tổ chức Kỷ lục châu Á vừa chính thức có quyết định xác lập 10 kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí "Kỷ lục ẩm thực và đặc sản châu Á năm 2023".

Năm 2023 là lần thứ tư các đặc sản của Việt Nam được vinh danh, ba lần trước là năm 2022, 2013 và 2022 với sự đề cử của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings). Danh sách Kỷ lục nhằm quảng bá, vinh danh các đặc sản ẩm thực và quà tặng của các quốc gia trong châu lục, từ đó gợi ý du khách quốc tế thưởng thức trong chuyến du lịch sắp tới. Trong danh sách mới nhất Việt Nam có 10 Kỷ lục châu Á, chia đều ở hai hạng mục: món ăn đặc sản và đặc sản thiên nhiên, đặc sản quà tặng.
Năm món ăn là đặc sản châu Á gồm: Bánh mì Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), cơm Hến (Thừa Thiên Huế), lẩu thả Phan Thiết (Bình Thuận), nem nướng Ninh Hòa (Khánh Hòa), bún nước lèo (Sóc Trăng). Năm đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng gồm: Cốm làng Vòng (Thành phố Hà Nội); khoai dẻo (Quảng Bình), mè xửng (Thừa Thiên Huế), dâu Đà Lạt (Lâm Đồng), bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh).

Theo đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), hành trình tìm kiếm và quảng bá giá trị đặc biệt của Việt Nam nhất là giá trị về ẩm thực, đặc sản đã được đơn vị thực hiện suốt 13 năm qua (từ năm 2010 cho đến nay), với sứ mệnh “Mang tinh hoa Việt Nam nói chung và tinh hoa ẩm thực đặc sản Việt Nam nói riêng ra thế giới."

Căn cứ theo các Top ẩm thực đặc sản 63 tỉnh, thành phố Việt Nam đã công bố năm 2021-2022, cùng với sự đề cử của địa phương trên cả nước, VietKings đã tiếp tục thực hiện hồ sơ đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận. Trong thời gian tới, VietKings sẽ tiếp tục tiến hành đề cử những giá trị nổi bật của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam một cách toàn diện đến bạn bè thế giới./.
Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5
Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.
Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.
Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.
0