Linh hồn của những lễ hội

Gắn liền với mùa xuân, không thể quên đi những chiếc đầu lân, đầu rồng hay đầu sư tử - các linh vật biểu trưng cho niềm may mắn của năm mới. Sự rộn ràng và náo nức của mỗi mùa Tết thường đến trước hết với các xưởng sản xuất đầu lân, sư, rồng.

Tết Nguyên Đán đang cận kề. Đây là thời điểm những cơ sở làm lân - sư - rồng tất bật chuẩn bị để mang không khí vui tươi, chào đón năm mới đến với mọi người, mọi nhà. Lân - sư- rồng là ba linh vật tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát tài, hạnh phúc và hanh thông, vậy nên những ngày gần Tết Nguyên Đán, các cơ sở làm đầu lân, sư, rồng như xưởng của anh Bùi Viết Tưởng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) luôn rộn ràng từ sáng đến tối.

Bén duyên với nghề đã được 16 năm, anh Tưởng chia sẻ, cứ sau Tết Trung thu, xưởng của anh phải bắt tay vào chuẩn bị sản xuất cho Tết Nguyên đán.

Anh Tưởng vốn là dân võ. Học trò theo anh học võ cũng đến cả nghìn học sinh. Những buổi tan học, các em lại đến nhà thầy Tưởng phụ giúp thầy cô làm lân, sư, rồng. Những ngày cận Tết, các mặt hàng đầu lân, sư, rồng nhà anh Tưởng đã đến giai đoạn hoàn thiện. Dịp cao điểm, mỗi ngày xưởng sản xuất của anh Tưởng làm được từ 5 – 6 chiếc đầu lân sư. Mỗi chiếc dao động từ 3 đến 6 triệu đồng tùy theo chất liệu.

Để làm ra một chiếc đầu lân, theo chị Nguyễn Thị Mận, phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, nhưng hơn cả vẫn là bước cắt lông. Muốn may được một chiếc thân lân đẹp, các đường cắt phải thật thẳng. Chị Mận phải mất đến hai ngày để hoàn thiện một chiếc thân lân.

Các sản phẩm đầu lân, sư, rồng nhà anh Tưởng đều được làm bằng chất liệu đề can nên có thể được sử dụng cả trong những ngày phảng phất mưa xuân. Theo anh Tưởng, thần thái ở tất cả các con vật đều được thể hiện ở bộ nhãn pháp, là đôi mắt. Đôi mắt chính là điểm mấu chốt, quyết định sự "dữ dằn" hay "hiền hoà" của một chú lân, chú rồng hay sư tử.

Không chỉ phục vụ cho thị trường Hà Nội, đầu lân do anh Tưởng sản xuất còn được ưa chuộng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, thậm chí còn xuất khẩu sang các nước có cộng đồng người Việt Nam sinh sống, nhất là trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của dân tộc.

Anh Tưởng còn có một đội múa lân sư rồng khá hùng hậu được thành lập từ lò võ do anh sáng lập ra. Trước Tết năm nào cũng vậy, đội lân, sư, rồng của anh lên lịch tập luyện dày hơn những tháng khác trong năm. Thành viên trong đội ở nhiều độ tuổi, cứ sau giờ lên lớp, các em lại tập trung tại sân đình để tập luyện.

Mùa xuân tới, là lúc những đội lân sư rồng bận rộn với công việc của mình. Đó là những ngày làm việc thâu đêm suốt sáng cho kịp đơn hàng. Hay là những buổi biểu diễn nối liền nhau không ngừng nghỉ, để được mang niềm vui đi khắp muôn nơi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.