Làm bánh tẻ cúng rằm tháng Giêng

Nhiều ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn có phong tục gói bánh cúng Rằm tháng Giêng. Không khí những ngày này cũng nhộn nhịp y như thời gian giáp Tết.

Làng Đoài Khê (xã Đan Phượng, huyên Đan Phượng) vốn nức tiếng với các loại bánh cổ truyền, nào bánh chưng, bánh gấc, bánh tẻ,… Những ngày đầu tháng Giêng, không khí rộn ràng ở làng Đoài Khê cũng ko kém gì ngày cận Tết. Các loại bánh đang chuẩn bị tươm tất cho người dân cúng ngày Rằm tháng Giêng.

6 giờ sáng là lúc mọi người bắt đầu thức giấc. Thế nhưng ông Nguyễn Văn Hạnh và bà Đỗ Thị Sâm đã lọ mọ từ 2 giờ sáng để chuẩn bị nguyên liệu gói bánh tẻ. "Nhà tôi đã làm bánh từ cách đây 50 năm. Khi tôi về đây làm dâu đã thấy ông bà làm bánh rồi và tôi đã quyết định theo nghề của ông bà. Bánh ở Đoài Khê là bánh gia truyền và nổi tiếng rất ngon. Nhà tôi chỉ làm được bánh tẻ thôi vì bánh tẻ làm rất mất thời gian nên không làm được các loại khác", bà Sâm chia sẻ.

Đơn hàng nhiều, lại có mỗi hai ông bà làm bánh nên bà Sâm thường nhờ hàng xóm láng giềng thân thiết sang hỗ trợ cùng. Đều là những người sinh ra và lớn lên ở làng nghề Đoài Khê, nên những người phụ nữ ở đây đều rất thành thạo làm bánh. Mỗi người một chân một tay, mỗi người một việc, bận rộn nhưng các bà cũng cảm thấy vui vẻ, khuây khỏa tuổi già.

Ở nhiều nơi, bánh tẻ được gói bằng lá chuối, nhưng ở làng Đoài Khê, bánh tẻ phải được gói bằng lá dong, mà phải là lá nếp, bánh mới có độ thơm, ngon, đặc trưng riêng. Cũng vì thế mà những chiếc là dong được các bà chuẩn bị kĩ lưỡng, tỉ mỉ.

Không chỉ người trong thôn mê bánh tẻ của làng mà người ngoài xã cũng tìm về đặt bánh. Lượng bánh đặt lớn, lại nhiều công đoạn phức tạp nên các bà cũng phân công nhau người luộc bánh, người gói bánh sao cho tiết kiệm thời gian mà bánh vẫn ngon, thơm đúng vị đặc trưng của làng. Khi bánh được gói xong thì được đưa vào bếp hấp chõ thay vì luộc như nhiều nơi khác.

Người dân làng Đoài Khê cũng như nhiều làng nghề khác ở Hà Nội đã bắt đầu tháng Giêng như thế. Công việc làm bánh tuy có vất vả đôi chút, nhưng tình yêu với hương vị truyền thống của cha ông đã giúp người dân nơi đây tạo nên nhịp sống riêng có ở những làng quê nơi ngoại thành Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.