Lái xe buýt trường học

Đồng hành cùng các em học sinh trên cung đường đến trường chính là những người tài xế xe buýt học đường. Nhờ có họ, cha mẹ các em luôn yên tâm khi các con được "đi đến nơi, về đến chốn".

Một ngày mới bắt đầu khi trời còn tờ mờ tối, nhưng với các tài xế đưa đón học sinh như chị Màu Thị Thùy (Dương Nội, Hà Đông), đây đã là nhịp sống quen thuộc mỗi ngày của chị suốt nhiều năm nay.

"Mọi người thường bảo tôi, tại sao phụ nữ nhưng vẫn cứ rúc gầm xe? Tôi cảm thấy rất bình thường, vì tôi yêu nghề và tôi làm việc với tâm lý rất thoải mái, thì tôi cảm thấy rất vui vẻ và không thấy mệt nhọc", chị Thuỳ tâm sự.

Chị Thuỳ chia sẻ, trên cung đường đưa học sinh đến trường của chị vào buổi sáng sẽ ít tắc đường hơn buổi chiều. Đường thông thoáng, đi rất thoải mái. Thời tiết Hà Nội đã vào đông, trời lạnh và sáng muộn hơn, do đó các bạn học sinh sẽ thường ra xe trễ hơn so với mùa hè. Tuy nhiên, khó khăn  nhất phải kể đến mùa mưa, nhà của một số học sinh có thể bị ngập khiến cho xe không vào đón được tận nơi. Song, là một người lái xe trách nhiệm, chị Thuỳ luôn cố gắng hết sức đưa đón các học sinh tận nơi, để giúp các em đến trường và về nhà đúng giờ.

"Động lực giúp tôi gắn bó với nghề xe buýt trường học một phần là do tôi được tiếp xúc với các em học sinh, sự ngây thơ của các em giúp tôi cảm thấy trẻ ra và yêu đời hơn", chị Thuỳ vui vẻ nói.

"Có nhiều bạn học sinh dù không đi xe của tôi nữa nhưng vẫn thường ra xe tôi chơi và hỏi thăm tôi, khi gặp tôi ở sân trường các bạn cũng luôn chào tôi". Đây là kỷ niệm đáng nhớ nhất của chị Thuỳ trong quãng thời gian làm nghề lái xe buýt trường học, cũng phần nào là động lực để chị tiếp tục gắn bó với nghề mỗi ngày. 

16 giờ chiều, khi học sinh kết thúc ngày học, cũng là lúc những chiếc xe đưa đón đã chờ sẵn ở sân trường để đưa các em trở về nhà.

Anh Ngô Đình Thư (Giải Phóng, Hai Bà Trưng) cũng là một tài xế xe buýt học đường đã có kinh nghiệm. Anh cho biết cứ 3 giờ chiều đã phải đỗ xe ở sân trường để sắp xế thứ tự các xe đưa học sinh về nhà và bật sẵn điều hoà trong xe.

"Có những bạn mới vào lớp 1 lên xe bị lạ xe, nhớ bố mẹ và thường hay khóc nhè. Nhưng mình đã chuẩn bị sẵn kẹo bánh để dỗ dành các con vui vẻ lên xe, cũng như vui vẻ chào bác lái xe đi về", anh Thư nói.

Anh Thư rất yêu nghề và yêu trẻ em, nên đã gắn bó với nghề lái xe trường học được 14 năm, anh chưa có ý định chuyển sang nghề khác.

Trong vòng quay đều đặn của nhịp sống đô thị, những chuyến xe buýt đưa đón học sinh cũng đều đặn lăn bánh mỗi ngày, đem lại niềm tin và sự an tâm với mỗi phụ huynh khi con em mình được đưa đến nơi, về đến chốn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.