Những hoạ sĩ vẽ tranh tường
Là một hoạ sĩ vẽ tranh tường, anh Hoàng Thuận (Liễu Giai, Ba Đình) chia sẻ: "Tranh tường thực ra là một loại tranh trang trí, chủ yếu là trang trí cho các nhà cửa, quán xá. Tranh tường thì chủ yếu là chép những bức có sẵn, theo ý tưởng của chủ nhà. Còn có một số tranh thì sẽ là tự mình sáng tác ra theo nhu cầu của chủ nhà hay là chủ đầu tư".
Xuất thân từ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, anh Thuận đã có kinh nghiệm vẽ tranh tường được 10 năm. Bắt đầu vẽ từ thời sinh viên, đam mê đã đưa đẩy anh Thuận đến với nghề. Theo anh Thuận, nghề vẽ tranh tường là lai giữa thợ sơn và hoạ sĩ. Bởi hoạ sĩ phải sáng tác, còn nghề của anh lại giống thợ sơn. Các anh cùng làm nghề thường trêu nhau là "thợ vẽ".
Khi vẽ tường, các anh thường sẽ sơn lót trước, để bề mặt được nổi lên, sau đó sẽ phác hình và vẽ trực tiếp lên tường. Có thể phủ thêm một lớp bóng để bảo vệ bề mặt "bức tranh" khi hoàn thiện.
Nghề vẽ tranh tường cũng gặp những khó khăn nhất định. Những dịp cuối năm, khi không khí ẩm sẽ khiến cho màu sơn lâu khô hơn so với mùa hanh. Và khi sơn ở trời mưa, các anh phải tính đến phương án che đậy sao cho tác phẩm của mình không bị hư hỏng. Đối với từng đối tượng như sơn trong nhà hay sơn ngoài trời mà cũng sẽ cần sử dụng các loại sơn khác nhau. Tuy nhiên, những người "thợ vẽ" cũng đã chuẩn bị các phương án bảo vệ nhất định để tác phẩm được hoàn thiện nhất.
Khi vẽ tường, đối với những mảng màu to, người thợ sẽ sử dụng con lăn. Tuy nhiên vẫn cần có chổi vẽ, cọ vẽ chuyên dụng cho những chi tiết nhỏ, sao cho bức tranh tường được hài hoà và đẹp nhất.
Trong một công trình có nhiều đội thi công, những người hoạ sĩ vẽ tranh tường cũng cần "bảo vệ" bức tranh của mình, tránh bị hư hỏng bởi bụi bẩn hoặc các đội thi công khác trong quá trình làm việc.
"Thực ra nhiều người không biết thì cứ bảo cầm cái bút không nặng nhọc gì đâu, nhưng vẽ cả một ngày cứ đứng một chỗ và phẩy tay liên tục là cũng mỏi, cộng thêm với lúc vẽ mình phải tập trung cao độ. Về nhà là mệt cả về trí óc lẫn tay chân luôn", anh Thuận bày tỏ.
Dẫu có mệt mỏi, vất vả, nhưng những người hoạ sĩ vẫn kiên trì mang nhiều tác phẩm đẹp, sáng tạo, có ý nghĩa đến với ngôi nhà, với không gian sống của những người yêu thích và đam mê nghệ thuật. Họ đích thực cũng là những người hoạ sĩ!


Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.
Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
0