Kinh tế số thúc đẩy nhu cầu lao động chất lượng cao
Nền kinh tế số đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững. Tại nhiều khu công nghệ cao, khu chế xuất và các tập đoàn lớn trong nước, nhu cầu tuyển dụng nhân sự trình độ cao đang tăng vọt trong 2–3 năm trở lại đây. Theo ghi nhận, các doanh nghiệp không chỉ cần kỹ sư công nghệ thông tin, chuyên gia dữ liệu mà còn tìm kiếm đội ngũ nhân sự am hiểu công nghệ trong các lĩnh vực như bán hàng trực tuyến, chăm sóc khách hàng kỹ thuật số và vận hành chuỗi cung ứng thông minh.
Ông Lê Văn Quân - Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Rapido Asian cho hay: “Nhà máy mới bước vào giai đoạn phát triển ban đầu nên số lượng cán bộ, công nhân viên sẽ có nhu cầu nhiều. Dự kiến sắp tới, chúng tôi sẽ có nhu cầu hơn 200 cán bộ, công nhân viên từ các cấp quản lý đến công nhân".
Không chỉ các doanh nghiệp nội địa, nhiều công ty xuất khẩu lao động cũng ghi nhận xu hướng tăng mạnh nhu cầu đưa lao động chất lượng cao ra nước ngoài.
Theo các chuyên gia về lao động và việc làm, các ngành có nhu cầu cao nhất về nhân sự trong bối cảnh kinh tế số gồm: bán hàng trực tuyến, kinh doanh thương mại điện tử, chăm sóc khách hàng qua nền tảng số, đặc biệt là ngành công nghiệp bán dẫn vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao.
TS Đặng Minh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC (CMC ATI) cho biết: “Cũng khoảng 140 trường đại học có thể đào tạo sinh viên trong lĩnh vực bán dẫn này và theo thống kê ban đầu, một năm có khoảng 1.400 sinh viên ra trường. Ngoài ra, một hướng nữa là đào tạo chuyển đổi từ những ngành gần. Thứ ba có thể là đào tạo ngắn hạn. Ở những trung tâm đào tạo theo hướng nghề nghiệp thì các kỹ sư có thể hoạt động trong lĩnh vực khác. Qua những khóa đào tạo ngắn hạn như vậy, họ cũng có thể tham gia thị trường này".
Có thể thấy, trước áp lực cạnh tranh và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – cả ở tầm vĩ mô và trong từng doanh nghiệp – không chỉ là nhu cầu, mà là điều kiện sống còn để tồn tại và phát triển.


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94 quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/7.
8 quốc gia thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) vừa thông báo sẽ tăng mạnh sản lượng dầu vào tháng 6 tới, bất chấp giá dầu đang giảm và lo ngại về nhu cầu suy yếu.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025, ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 211 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước.
Quy mô GDP của Việt Nam từ chưa đầy 2 tỉ USD vào giữa thập niên 1980 đã cán mốc gần 500 tỉ USD ở thời điểm hiện tại. Góp phần quan trọng vào sự phát triển này phải kể đến kinh tế tư nhân TP. HCM.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo để chấn chỉnh tình trạng thông tin sai lệch, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Chính phủ Hàn Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với quyết định áp thuế 25% với phụ tùng ô tô xuất khẩu vào Mỹ và kêu gọi Mỹ ngừng áp dụng các biện pháp thuế quan mới.
0