Thương mại điện tử Việt Nam cán mốc 22 tỷ USD
Việc quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 22 tỷ USD được xem là bước tiến mạnh mẽ, khẳng định vai trò trung tâm của thương mại điện tử trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Dù vậy, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng, thị trường đang đối mặt với không ít thách thức: tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại, lạm phát gia tăng, rủi ro địa chính trị và chính sách thương mại thay đổi liên tục. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp thương mại điện tử cần nhanh nhạy nắm bắt xu hướng mới, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
AI đang giúp cá nhân hóa trải nghiệm, tối ưu vận hành, phân tích dữ liệu và dự báo xu hướng tiêu dùng - yếu tố then chốt để gia tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc ứng dụng còn chưa đồng đều do hạn chế về nhận thức và công cụ phù hợp. Doanh nghiệp cần chủ động chuyển mình nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.


Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu để hoán đổi công nợ cho nhà đầu tư nước ngoài, với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, tương đương hơn 340 tỷ đồng theo mệnh giá.
VPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt 5%, tương ứng gần 4.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong quý II-III/2025.
Giá vàng thế giới ngày 28/4 đã rơi thẳng đứng, giảm hơn 50 USD về mức 3.280 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng hạ nhiệt, xuống dưới 120 triệu đồng/lượng.
Chính phủ đặt mục tiêu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến trong năm nay.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến hết ngày 15/4 đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước.
Sự biến động mạnh mẽ của vàng khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi lo lắng và đặt ra câu hỏi: liệu đây có còn là kênh trú ẩn an toàn?
0