Kích cầu để đạt mục tiêu bán lẻ, tiêu dùng tăng 12%

Để tăng tiêu dùng, thúc đẩy sức mua, nhiều nhà bán lẻ đã đưa ra các hoạt động giảm giá, khuyến mãi lên tới 50% để kích cầu tiêu dùng, đưa sức mua khởi sắc.

Trước dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm ngày, sinh viên như chị Bùi Thị Thùy Dung (Thanh Xuân) đã đi mua sắm hàng hoá thiết yếu. Năm nay, điều bất ngờ là nhiều hàng hóa được khuyến mãi hơn, giá cũng giảm sâu hơn.

"30/4 là ngày nghỉ lớn. Siêu thị đã giảm giá sâu nhiều mặt hàng từ thực phẩm tới gia dụng, với mức giảm từ 30-50%", chị Dung chia sẻ.

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, người dân có kỳ nghỉ kéo dài năm ngày. Do vậy, nhu cầu mua sắm dự báo cũng tăng khá mạnh 20-30% so với bình thường. Nắm bắt tâm lý này, nhiều hệ thống bán lẻ như Winmart, Go!, Sài Gòn Co.op… đã đưa ra các chương trình giảm giá mạnh từ 30-50%, tập trung vào hàng hóa tươi sống, tiêu dùng sản xuất bởi doanh nghiệp trong nước.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết: "Chúng tôi phối hợp với doanh nghiệp Việt chia sẻ một phần lợi nhuận để làm sao hàng hóa đến tay người tiêu dùng với giá cả hấp dẫn, rẻ, và có chất lượng tốt. Cùng với đó, chúng tôi cũng làm sao đó để chuỗi cung ứng của mình được kiểm soát chặt chẽ, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa hiệu quả".

Theo Cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành Quý I/2025 ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Để đạt mức tăng 12% như mục tiêu đề ra, qua đó góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của năm nay, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, nhà bán lẻ, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp hỗ trợ thị trường từ phía Chính phủ.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: "Gần đây Chính phủ cũng đang có những giải pháp rất tích cực, chẳng hạn như đã trình Quốc hội để thông qua việc giảm thuế VAT. Kỳ này giảm đến 1 năm rưỡi, đó cũng là một giải pháp hết sức tích cực. Chính phủ và ngân hàng cũng có giải pháp giảm lãi suất, có vai trò rất quan trọng đối với tiêu dùng".

Bộ Công Thương cho biết sẽ thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm bao gồm kích cầu tiêu dùng nội địa: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; xúc tiến thương mại thông qua các sự kiện mua sắm kết hợp tất cả các địa phương tại các thời điểm thấp điểm trong năm. Đặc biệt cần gắn du lịch, văn hoá với tiêu dùng, trong bối cảnh số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang tăng mạnh. Đây là giải pháp để đưa bán lẻ - tiêu dùng tăng 12% trong năm nay, để tiêu dùng góp phần đáng kể vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% cho cả năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ những mặt hàng thâm dụng sức lao động, chuyển sang hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn, suốt 50 năm qua, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang kiên trì trên hành trình đưa hàng hóa "made by Việt Nam" chinh phục toàn cầu.

Nhiều khả năng mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng thêm 1-2% trong thời gian tới, theo giới phân tích.

Đã có hơn 90 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp tính đến ngày 15/4/2025, theo thông báo của HNX.

Tổng nhu cầu vàng của Việt Nam trong quý I/2025 đạt hơn 413.300 lượng (tương đương 15,5 tấn), giảm 15% so với cùng kỳ 2024, theo thống kê mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo hủy và cảnh báo hủy niêm yết bắt buộc đối với nhiều mã cổ phiếu do các doanh nghiệp vi phạm quy định về công bố thông tin, kiểm toán và kết quả hoạt động kinh doanh.

76 thương hiệu giày lớn, trong đó có Nike và Adidas, cảnh báo thuế đối ứng của ông Trump “đe dọa sự sống còn” của ngành và muốn được miễn trừ.