'Kéo' nhà máy về Mỹ có khả thi?

Bất chấp những con số không mấy khả quan về GDP Quý I vừa qua của Mỹ, ông Donald Trump vẫn tỏ ra vô cùng kiên định niềm tin rằng: khi đánh thuế các loại hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ sẽ khiến các doanh nghiệp có động lực để sản xuất ở Mỹ với giá thành rẻ hơn.

Kết quả GDP Quý I sụt giảm 0,3% vừa qua chưa phản ánh tác động chính sách thuế quan đối ứng cực đoan mà ông Trump công bố đầu tháng 4 đâu. GDP Quý I của Mỹ mới chỉ phản ánh ứng phó của các doanh nghiệp Mỹ khi chứng kiến các mức thuế mà ông Trump tuyên bố với hai đối tác chiến lược và là đồng minh thân cận Mexico và Canada khi ông vừa ngồi ghế tổng thống. Nhập khẩu của Mỹ đã tăng hơn 41% trong Quý I là nhân tố chính khiến GDP nước này sụt giảm.

Vậy, việc di dời sản xuất về Mỹ có thực sự dễ dàng như ông Trump hình dung?

Rào cản thứ nhất: Chi phí và rủi ro

Việc xây dựng một nhà máy mới ở Mỹ để thay thế cho một nhà máy đang hoạt động hiệu quả ở nước khác là một canh bạc cực kỳ tốn kém. Chi phí đầu tư ban đầu khổng lồ và phải mất hàng năm trời may ra mới đạt được điểm hòa vốn. Trong khi đó, sự bất ổn và bất nhất trong các chính sách của chính ông Donald Trump lại cho thấy một điều: không có gì là chắc chắn. Các doanh nghiệp phải cân nhắc những rủi ro chính sách khi kinh doanh tại Mỹ trong một giai đoạn chính trị chưa thực sự ổn định.

Một nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ chỉ kéo dài 4 năm. Ai dám chắc tổng thống kế nhiệm sẽ tiếp tục chính sách đó, hay "quay xe" 180 độ?

Rào cản thứ hai: Chi phí sản xuất quá đắt đỏ, đặc biệt là chi phí nhân công

Đây là một vấn đề nan giải cố hữu. Theo một bài báo gần đây của Tạp chí The Economist, mức lương trung bình của công nhân sản xuất tại Mỹ hiện nay cao hơn gấp đôi so với ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mức lương đó vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút người lao động Mỹ quay trở lại làm việc trong các nhà máy. Khảo sát mới nhất của Cục Thống kê Dân số Mỹ cho thấy, cứ 5 nhà máy có 1 nhà máy không thể tuyển đủ nhân công để vận hành hết công suất.

Ông Molson Hart, người sáng lập hãng đồ chơi giáo dục Viahart, trong một bài viết cá nhân còn đưa ra một nhận định khá thẳng thắn. Ông cho rằng, lao động ở Trung Quốc nhìn chung không chỉ rẻ hơn, mà còn hiệu quả hơn nhờ kỹ năng, kỷ luật và thói quen làm việc. Đó có thể là kết quả của một nền văn hóa đề cao sự chăm chỉ mà giáo dục nước Mỹ dường như không còn khuyến khích.

Rào cản thứ ba: Thiếu hụt lao động về mặt số lượng

Nước Mỹ không đủ người để "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" theo cách mà ông Trump hình dung, ít nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống. Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, nước này có khoảng 7,1 triệu người đang thất nghiệp. Ngay cả khi chúng ta giả định rằng tất cả những người này đều sẵn sàng và có đủ kỹ năng để vào làm việc trong các nhà máy, con số đó vẫn quá nhỏ. Hãy so sánh với Trung Quốc, quốc gia được mệnh danh là "công xưởng của thế giới" với lực lượng lao động lên tới khoảng 734 triệu người.

Rào cản thứ tư: Hạ tầng chưa sẵn sàng

Việc xây dựng lại nền tảng sản xuất công nghiệp quy mô lớn đòi hỏi một hệ thống hạ tầng tương ứng: điện đủ mạnh và ổn định, đường sá thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa nặng, hệ thống logistics hiệu quả cho chuỗi cung ứng công nghiệp. Hạ tầng không phải là thứ có thể xây dựng trong ngày một, ngày hai. Hệ thống logistics hiện tại của Mỹ được thiết kế chủ yếu để phục vụ chuỗi cung ứng hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, chứ chưa tối ưu cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm giữa các nhà máy, các khu công nghiệp trên quy mô lớn như yêu cầu.

Cuộc chiến thuế quan vẫn chưa ngã ngũ. Chúng ta sẽ còn phải chờ xem những diễn biến tiếp theo. Ông Trump có lý do riêng để tin vào chiến lược của mình, có thể ông tin rằng sức ép đủ lớn sẽ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi; tuy nhiên, điều đó là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

KRX sẽ thay thế hệ thống giao dịch cũ của Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và hệ thống lưu ký, bù trừ chứng khoán của VSDC từ ngày 5/5.

Nhật Bản và Mỹ đã ghi nhận một số tiến triển trong vòng đàm phán thuế quan thứ hai diễn ra tại Washington D.C, nhất trí sẽ nối lại đàm phán ở cấp Bộ trưởng vào giữa tháng 5/2025 nhằm hướng tới một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.

Sau ngày giải phóng, tư duy “xé rào” đã giúp TP. HCM thực hiện một cuộc 'thoát hiểm' thành công để có nền tảng phát triển kinh tế vững chắc như ngày hôm nay.

Thời gian tới, Bộ Chính trị sẽ ban hành đề án phát triển kinh tế tư nhân với nhiều nội dung mang tính chất đột phá, tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân.

Không ít chủ kinh doanh hiện nay đã quyết định rút khỏi các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada hay Tiktok - dù đây từng được xem là “mảnh đất vàng” giúp các shop online tiếp cận hàng triệu khách hàng.

Để ứng phó với việc Mỹ áp thuế đối ứng ở mức cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng trong đa dạng thị trường, chủ động chuỗi cung ứng, sản xuất cũng như xúc tiến thương mại với các đối tác khác.