Sàn thương mại điện tử Việt thua trên sân nhà

Theo báo cáo, doanh số của TikTok Shop đã tăng vọt 113,8%, giúp thị phần tăng từ 23% lên 35%, Shopee - sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất (62%) tăng trưởng 29,3%. Ngược lại, Lazada và sàn nội địa Tiki lại chứng kiến mức giảm sâu về doanh số, lần lượt mất 43,5% và 66,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng phân tích dữ liệu Metric.vn, tổng doanh số từ bốn sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đã đạt mốc 101.400 tỷ đồng trong quý I/2025, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, sàn nội địa Tiki lại chứng kiến mức giảm sâu về doanh số, thu hẹp thị phần gần về 0%.

Trước đó, thị trường cũng chứng kiến các sàn Thương mại điện tử trong nước như Sendo, Vỏ Sò hay Adayroi từng truyền thông rất mạnh nhưng cũng nhanh chóng hụt hơi và biến mất vài năm sau đó. Điều này đang đặt ra câu hỏi vì sao hàng Việt yếu thế trên sàn thương mại điện tử?

Theo các chuyên gia, xu hướng người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm kết hợp giải trí, đặc biệt thông qua các video ngắn và livestream. Dễ hiểu vì sao, Tiktok Shop và Shopee lại “lên ngôi” như vậy.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: “Họ là những người tạo ra được cái mà thị trường đang cần, chúng ta xem những chương trình giải trí vui vẻ và chúng ta mua hàng, đây đang là xu hướng của hiện tại và tương lai và trong thời gian này, người bán hàng sử dụng livestream thông qua các KOL, KOC đang được ủng hộ rất mạnh mẽ. Và người bán hàng bây giờ rất khôn lanh, họ sẽ chọn phương án tiết giảm chi phí nhưng vẫn bán hàng tốt”.

Có thể thấy, các nền tảng thương mại điện tử quốc tế liên tục đầu tư mạnh vào logistics, livestream bán hàng và các công cụ hỗ trợ nhà bán giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm và thúc đẩy chuyển đổi đơn hàng. Mặc dù trước đó Tiki đã mạnh tay chi ra gần 10 tỉ đồng đầu tư vào loạt MV ca nhạc đình đám. Tuy nhiên lại chỉ dừng ở việc quảng bá thương hiệu mà quên mất việc giữ chân người dùng.

Ông Phạm Đình Thưởng - Chuyên gia Thương mại điện tử cho biết: “Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam phải xác định rõ mô hình hoạt động của mình, nếu mô hình giống sàn TMĐT quốc tế sẽ rất khó cạnh tranh. Nếu không sàn TMĐT Việt phải xây dựng theo lĩnh vực chuyên dụng, tập trung vào từng thế mạnh của hàng Việt”.

Bà Lê Thị Hà - Trưởng phòng Quản lý hoạt động Thương mại điện tử - Cục TMĐT và KTS (Bộ Công Thương) cho biết: “Bây giờ chúng ta nên xây dựng sân chơi không chỉ chơi trong môi trường nội địa mà phải mở rộng, tiếp cận hơn nữa ra các thị trường bên ngoài và bản thân các nhà bán hàng cũng phải chủ động tìm hiểu và thích nghi để đưa sản phẩm Việt Nam cạnh tranh với người ngoài”.

Theo các chuyên gia, đã đến lúc các sàn thương mại điện tử Việt Nam đổi mới, đầu tư vào công nghệ, áp dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu trải nghiệm người dùng, kết hợp giải trí vào mua sắm, đẩy mạnh các hoạt động livestream, video giới thiệu sản phẩm.

Bên cạnh đó, cần tập trung hỗ trợ chi phí, đẩy mạnh công cụ marketing nội sàn, tăng tốc dịch vụ logistics. Đồng thời, phân tích lại phân khúc khách hàng mục tiêu để lựa chọn chiến lược phù hợp với bối cảnh mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Gỡ rào cản, mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển không chỉ là thúc đẩy một khu vực kinh tế, mà còn là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Theo báo cáo, doanh số của TikTok Shop đã tăng vọt 113,8%, giúp thị phần tăng từ 23% lên 35%, Shopee - sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất (62%) tăng trưởng 29,3%. Ngược lại, Lazada và sàn nội địa Tiki lại chứng kiến mức giảm sâu về doanh số, lần lượt mất 43,5% và 66,6% so với cùng kỳ năm trước.

Từ những mặt hàng thâm dụng sức lao động, chuyển sang hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn, suốt 50 năm qua, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang kiên trì trên hành trình đưa hàng hóa "made by Việt Nam" chinh phục toàn cầu.

Nhiều khả năng mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng thêm 1-2% trong thời gian tới, theo giới phân tích.

Đã có hơn 90 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp tính đến ngày 15/4/2025, theo thông báo của HNX.

Tổng nhu cầu vàng của Việt Nam trong quý I/2025 đạt hơn 413.300 lượng (tương đương 15,5 tấn), giảm 15% so với cùng kỳ 2024, theo thống kê mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới.