Tận dụng FTA thế hệ mới để đa dạng hóa thị trường

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thay vì “bỏ trứng vào một giỏ” là lưu ý của các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh chiến tranh thương mại, tại hội nghị giao ban tháng 4 các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài diễn ra mới đây.

Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực có kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ lớn. Năm 2024, dệt may xuất khẩu vào Mỹ đạt 16,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Nếu cuộc đàm phán 90 ngày không đạt kết quả tích cực, các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp nhiều khó khăn. Giải pháp ứng phó cần đã dược ngành sớm thực hiện.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: "Gần đây, chúng tôi đã yêu cầu các doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường để mình không phụ thuộc vào một số thị trường nhất định về nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất khẩu".

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 4, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 35,44 tỷ USD, giảm 10,6% so với nửa cuối tháng 3/2025 – cho thấy Việt Nam đã bắt đầu thấm đòn “chiến tranh thương mại”. Trong bối cảnh nhiều mặt hàng xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam như dệt may, da giày, gỗ, thuỷ sản, Hoa kỳ chiếm vị trí trọng yếu, các tham tán thương mại cho rằng: bên cạnh đẩy mạnh đàm phán thuế đối ứng với Mỹ, đa dạng hóa thị trường là điều cần được tính đến.

Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho hay: “Đề xuất tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới để từ đó đa dạng hóa cũng như phân chia các rủi ro trong trường hợp Hoa Kỳ có những biến động. Điều này rất phù hợp với chính sách thương mại của các nước trong phân hóa rủi ro”.

Trong số 17 hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam đã tham gia, ký kết có một số FTA thế hệ mới với mức độ cam kết sâu rộng và toàn diện hơn các FTA thông thường. Điển hình nhất là FTA Việt Nam -Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các định hướng đa dạng hóa thị trường cần tập trung vào các thị trường này.

Bà Nguyễn Thu Quỳnh - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada cho hay: “Nhu cầu đa dạng hóa thị trường vào các thị trường khác đang đặt doanh nghiệp Canada vào cái nhu cầu phải nhập khẩu từ thị trường CPTPP. Cơ cấu mặt hàng, nguyên liệu hai nước là bổ trợ cho nhau, chứ không cạnh tranh nên chuỗi sản xuất của chúng ta có nhiều cơ hội để cùng hợp tác và thực tế trong những tháng gần đây, chúng tôi nhận thấy số liệu nhập khẩu của hai nước có sự chuyển hướng gia tăng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất”.

Về cách thức, da dạng hoá thị trường xuất khẩu thông qua xúc tiến thương mại, các hội chợ triển lãm là điều cần được doanh nghiệp lưu tâm. Đa dạng hoá thị trường, sức suy giảm của xuất khẩu Việt Nam do chiến tranh thương mại sẽ được giảm thiểu, từ đó, Việt Nam có thể tăng cường sức cạnh tranh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons cho biết, doanh nghiệp này đã trúng thầu 23.000 tỷ đồng trong 9 tháng qua, nâng tổng giá trị đơn hàng tồn đọng (backlog) lên gần 37.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 30/4 ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn nhất trong gần ba năm rưỡi, sau khi Saudi Arabia phát tín hiệu tăng sản xuất trong khi cuộc chiến thương mại toàn cầu làm xói mòn triển vọng nhu cầu nhiên liệu.

TP.HCM đặt chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người năm 2025 là 204,3 triệu đồng, tương đương hơn 7.850 USD theo tỷ giá hiện hành.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thay vì “bỏ trứng vào một giỏ” là lưu ý của các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh chiến tranh thương mại, tại hội nghị giao ban tháng 4 các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài diễn ra mới đây.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào ngày 5/5 thay vì ngày 1/5 do trùng với kỳ nghỉ lễ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep), xuất khẩu tôm quý I đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái.