Xuất khẩu vẫn tăng trưởng hai con số sau thuế quan

Tính từ đầu năm đến hết 15/4, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 119,62 tỷ USD, tăng 16,3%, tương ứng tăng 16,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.

Đây là một điều đáng đáng ghi nhận từ sự nỗ lực của doanh nghiệp và sự hỗ trợ hiệu quả từ các chính sách của Chính phủ trong bối cảnh thuế quan bủa vây.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong nửa đầu tháng 4/2025 (từ ngày 1/4/2025 - 15/4/2025) đạt 35,44 tỷ USD. Lũy kế, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/4 đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nửa đầu tháng 4, trị giá hàng hoá xuất khẩu đạt 16,75 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết 15/4/2025, tổng trị giá xuất khẩu đạt 119,62 tỷ USD, tăng 16,3% tương ứng tăng 16,78 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,27 tỷ USD.

Đáng chú ý, một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực ghi nhận mức tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,69 tỷ USD, tương ứng tăng 17,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 2,11 tỷ USD, tương ứng tăng 17,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,77 tỷ USD, tương ứng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Từ đầu năm đến nay, dệt may là một trong những ngành hàng đạt con số xuất khẩu tăng trưởng khá ấn tượng. Tính đến ngày 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 11,8 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024.

Tuy nhiên, bắt đầu đến tháng 4, hoạt động xuất khẩu đã có dấu hiệu suy giảm. Thống kê cho thấy, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của nước ta trong nửa đầu tháng 4 đạt 16,75 tỷ USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ tháng 3.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

KRX sẽ thay thế hệ thống giao dịch cũ của Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và hệ thống lưu ký, bù trừ chứng khoán của VSDC từ ngày 5/5.

Nhật Bản và Mỹ đã ghi nhận một số tiến triển trong vòng đàm phán thuế quan thứ hai diễn ra tại Washington D.C, nhất trí sẽ nối lại đàm phán ở cấp Bộ trưởng vào giữa tháng 5/2025 nhằm hướng tới một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi.

Sau ngày giải phóng, tư duy “xé rào” đã giúp TP. HCM thực hiện một cuộc 'thoát hiểm' thành công để có nền tảng phát triển kinh tế vững chắc như ngày hôm nay.

Thời gian tới, Bộ Chính trị sẽ ban hành đề án phát triển kinh tế tư nhân với nhiều nội dung mang tính chất đột phá, tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân.

Không ít chủ kinh doanh hiện nay đã quyết định rút khỏi các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada hay Tiktok - dù đây từng được xem là “mảnh đất vàng” giúp các shop online tiếp cận hàng triệu khách hàng.

Để ứng phó với việc Mỹ áp thuế đối ứng ở mức cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng trong đa dạng thị trường, chủ động chuỗi cung ứng, sản xuất cũng như xúc tiến thương mại với các đối tác khác.