Hoạt động 'Những ngày Văn hóa Nga' tại Hạ Long

Nhiều hoạt động sẽ diễn ra vào 'Những ngày Văn hóa Nga' tại Việt Nam năm 2023 được tổ chức từ ngày 9 - 14/7 tại Hà Nội và Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nhiều hoạt động được tổ chức: Triển lãm, trưng bày ảnh về thiên nhiên, đất nước, con người Nga; chương trình nghệ thuật do Đoàn nghệ sĩ Nhà hát Múa Hàn lâm quốc gia Moscow “Gzhel” và Đoàn Múa dân gian Hàn lâm quốc gia Adygea “Nalmes” đều được tổ chức tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh; chương trình tham quan Vịnh Hạ Long, quảng bá hình ảnh du lịch Hạ Long (Quảng Ninh).

Chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của Nga. 

Điểm nhấn của chuỗi sự kiện, thu hút được đông đảo người dân thành phố Hạ Long là chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của xứ sở Bạch Dương với các tiết mục múa “Mùa Xuân đã về”, “Họa mi bay về”, “Hoa Tử đinh hương”, múa kiếm, trình diễn sáo dân tộc… đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về đất nước, nền văn hóa đa sắc màu của Nga.

"Những ngày Văn hóa Nga" tại Việt Nam năm 2023 được tổ chức từ ngày 10-14/7 tại Hạ Long. 

"Những ngày Văn hóa Nga" tại Việt Nam năm 2023 được tổ chức từ ngày 10-14/7 tại thành phố Hà Nội và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Việc tổ chức "Những ngày Văn hóa Nga" tại Việt Nam năm 2023 là một trong những hoạt động nhằm triển khai nội dung Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam; triển khai chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam với Bộ Văn hóa Nga giai đoạn 2022 - 2024.

Những nét đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật của Nga được giới thiệu tại Việt Nam thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5

Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.

Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.