Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng vì dự án treo

Sở hữu gần 100 mét vuông đất nằm ở khu vực trung tâm phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thế nhưng hơn hai chục năm nay, gia đình ông Lai Đức Phú vẫn phải sống trong căn nhà chật chội, xuống cấp trầm trọng chỉ vì đất nhà ông vướng vào dự án treo.

Ông Lai Đức Phú, làng Hòa Mục, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ: “Nhà ở thì coi như nhà cũ, nhà cổ, nhà cấp 4 dột nát. Mưa thì dột mà chúng tôi muốn nâng cấp để sửa chữa nhưng cứ đi xin phép thì lại bị kêu trong dự án nên không cho chúng tôi làm gì cả. Suốt từ 2003 đến giờ đã 22 năm rồi. Bây giờ con cái thì lớn, dựng vợ gả chồng, sinh con thì nhà cửa phải phát triển, thì muốn cho chúng nó tí đất để nó xây, nó ở, cũng không được. Bức xúc của chúng tôi bao nhiêu năm rồi, đi kêu các nơi mà chưa bên nào trả lời".

Tương tự như nhà ông Phú, hơn 80 hộ dân khác cũng phải sống trong cảnh nhà cửa xập xệ mà không thể xây dựng lại. Họ chỉ còn biết sửa chữa, chắp vá để hạn chế sự xuống cấp của ngôi nhà.

Người dân cho biết, cách đây 22 năm khi có quy hoạch xây dựng nhà cao tầng, đã có rất nhiều người xưng là đại diện của chủ đầu tư đến để tìm hiểu nhưng rồi lại đi mất, không có hồi âm.

Theo thông tin từ UBND quận Cầu Giấy: Năm 2003, khu đất này đã được UBND thành phố giao cho Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng tái định cư, nhưng suốt từ đó đến nay chủ đầu tư chưa tiến hành giải phóng mặt bằng và cũng không có động thái triển khai dự án. Trong khi người dân thì bị hạn chế hầu hết các quyền về sử dụng đất.

Thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh xử lý dự án chậm triển khai, đã có rất nhiều dự án vi phạm sử dụng đất bị thu hồi. Mới đây, 5 dự án chưa triển khai kéo dài từ 13 đến 17 năm ở địa bàn huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh đã bị UBND thành phố ra quyết định dừng thực hiện. Đó là những tin hiệu tích cực, hy vọng thời gian tới, những dự án treo kéo dài ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển đô thị sẽ được các ngành chức năng và chính quyền thành phố xử lý dứt điểm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà ở xã hội có thể thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó và chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khoảng 47% dự án chung cư tại Hà Nội đang ghi nhận đà giảm giá chuyển nhượng trong quý I/2025, song giá phân khúc này trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp vẫn rất cao, vượt xa thu nhập của người dân.

Hà Nội hiện vẫn còn 3 xã, phường chưa hoàn thành công tác đo đạc thực địa và đối soát bản đồ, gồm: An Khánh (huyện Hoài Đức), Kiến Hưng (quận Hà Đông), Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm).

Nhiều “chợ đất” đã được hình thành ngay sau khi Hà Nội công bố thông tin về việc triển khai tuyến Metro số 5, qua đó xuất hiện lời mời chào quen thuộc: “Mua nhanh không mất cơ hội, giá đang tăng lên hàng ngày”, khiến không ít người mua mắc bẫy.

Nhằm khắc phục những tồn tại về phòng cháy chữa cháy đối với chung cư mini, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà trọ), UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản 427 Hướng dẫn thực hiện.

Thành phố Đà Nẵng đã thông qua danh mục các khu đất sẽ thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, qua đó triển khai các dự án khu đô thị trên địa bàn thành phố trong năm 2025 và 2026.