Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên khai đàn Pháp hội cầu an

Ngày 27/1 (mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão) Pháp hội Đại Bi Quan Âm đã được khai đàn trọng thể tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo) thu hút hàng nghìn du khách về dự cầu nguyện quốc thái dân an, đón mừng năm mới 2023. Nhân dịp này bức tranh Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn cũng đã được khai mở.
Hàng ngàn du khách, Phật tử về dự lễ

 

Trong cảnh sắc Xuân Tây Thiên tưng bừng không khí lễ hội, mặc dù trời chuyển lạnh dưới 12 độ C nhưng hàng nghìn Phật tử và du khách thập phương đã đổ về khu quần thể Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên để tham dự Đại lễ cầu an với nhiều nghi lễ tâm linh đặc sắc.

Bức tranh thêu Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Cũng trong Đại pháp hội cầu an lần này, một lần nữa, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng kiệt tác nghệ thuật Phật giáo - Bức Đại Thongdrol Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn - cao 16m rộng 12m.  Bức tranh thêu này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục cho tranh cuộn Phật giáo lớn nhất. 

Nghi lễ khai quang Tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Một điểm nhấn của Pháp hội là nghi lễ khai quang Tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni sống động cao hơn 3m trong lòng ngôi Đại Bảo Tháp. Tôn tượng này là phiên bản đặc biệt của tượng Phật trong Tự viện Hemis – ngôi tự viện cổ lừng danh thuộc thánh địa Hemis, vùng Himalaya. 

Hàng nghìn du khách về dự Pháp hội cầu an.

Buổi Đại lễ là một sự kiện văn hóa - tâm linh giàu màu sắc, âm thanh và sự thăng hoa khi công chúng được liên tục chiêm ngưỡng những màn trình diễn sống động, ý nghĩa được trình diễn bởi các vị Tăng sĩ Truyền thừa Drukpa, tiết mục Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn do các  nghệ sĩ múa Việt Nam biểu diễn trên nền nhạc xứ tuyết Himalaya, màn trình diễn trống Pháp Vũ Rồng Thiêng đầy hào sảng do chính các Ni sư ở trụ xứ Tây Thiên thể hiện…Pháp hội Đại Bi Quan Âm sẽ tiếp tục diễn ra trong 2 ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những dấu tích xưa cũ được bảo tồn ở đô thị, không chỉ là một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, mà còn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Làng Ước Lễ thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai cổ kính và trù phú. Dù giàu có, nhưng nhiều công trình cổ, di sản giá trị ở nơi đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị những di tích tích lịch sử và công trình kiến trúc.

Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến hiện còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với sự phát triển của Thủ đô và đất nước.