Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và quảng bá di sản
Trong lần đầu tới tham quan tại cụm di tích đình đền chùa Hai Bà Trưng, chị Minh Anh (quận Hoàng Mai) nắm bắt nhanh chóng các thông tin lịch sử của di tích này, chỉ qua thao tác quét mã QR.
Chị Minh Anh chia sẻ: "Bây giờ ngày càng hiện đại. Những thông tin số hóa cũng giúp mình thấy tiện lợi hơn bởi ai cũng có điện thoại trên tay, việc quét mã để tra thông tin sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc phải tra Google".
Đền Hai Bà Trưng là nơi thờ Hai Bà Trưng và 6 vị nữ tướng thân tín. Nơi đây nổi bật với lối kiến trúc "nội công, ngoại quốc". Trong đền bảo lưu nhiều di vật quý, điển hình như hai pho tượng nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị. Theo vị sư trụ trì, từ khi áp dụng những công nghệ trong quảng bá di tích, số lượng du khách tới đền tăng từ 10-25%.
Tại Hoàng Thành Thăng Long, việc ứng dụng công nghệ cao 3D mapping vào hệ thống di sản quý giá đã minh chứng cho thấy hướng đi này là đúng đắn.
Bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Bảo quan trưng bày Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, cho biết: "Những trưng bày của Hoàng Thành Thăng Long gần đây đã được ứng dụng công nghệ số hiện đại như 3D mapping, những phần mềm tương tác để giúp kết nối và tương tác với du khách tốt hơn. Điều đó giúp gia tăng trải nghiệm của du khách khi đến thăm di tích, di vật cũng như khu di sản Hoàng Thành Thăng Long".
Ứng dụng công nghệ hiệu quả không chỉ giúp bảo tồn di sản, mà còn có thể đem lại những giá trị kinh tế trong phát triển du lịch di sản, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Với khối lượng di sản khổng lồ, đây sẽ là nguồn lực lớn để Hà Nội bứt phá trong phát triển công nghiệp văn hóa.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0